Giáo án bài ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 15: ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương (tiết 1, sách học sinh, trang 64-65)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 15: ôn tập chủ đề cộng đồng địa phương

(tiết 1, sách học sinh, trang 64-65)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại cho học sinh các nội dung của chủ đề Cộng đồng địa phương.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của chủ đề để ứng xử phù hợp trong cộng đồng.

3. Thái độ: Có ý thức gương mẫu khi sinh hoạt trong cộng đồng.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý cộng đồng; yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên; tham gia các công việc ở cộng đồng vừa sức với bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh, ảnh hoặc đoạn phim ngắn về một số lễ hội và về các tình huống giao thông, …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):               

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về biển báo giao thông.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên và ý nghĩa của một số biển báo giao thông thường gặp.        – Học sinh thực hiện.

2. Hoạt động ôn tập (25-27 phút):            

2.1. Hoạt động 1. Ôn tập về hoạt động trong cộng đồng (10-12 phút):     

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách học sinh trang 64 và cho biết hoạt động của mọi người trong tranh.

– Giáo viên giáo dục học sinh cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng.

– Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận: Khi đến những nơi công cộng, em cần ứng xử phù hợp. – Học sinh

quan sát

tranh và chia sẻ.

– Học sinh lắng nghe.

 

– Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

2.2. Hoạt động 2. Ôn tập về lễ hội trong cộng đồng (13-15 phút):               

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thêm một số lễ hội khác trong cộng đồng.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, gợi mở.

* Cách tiến hành:            

a) Bước 1:

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi, nói về những việc làm của bản thân ở thời điểm trước và trong Tết.

– Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.

b) Bước 2:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh kể lại một ngày hội mà các em biết bằng một số câu hỏi gợi ý: Em đã từng tham gia những ngày hội nào ở trường/nơi em ở? Em thích nhất ngày hội nào? Em đã làm gì trong ngày hội đó? Sau khi tham gia ngày hội, em cảm thấy như thế nào?

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp và khen thưởng học sinh kể hay.

– Giáo viên rút ra kết luận: Có nhiều lễ hội diễn ra trong dịp tết Nguyên đán.       

– Học sinh thảo luận nhóm đôi, nói về những việc làm của bản thân ở thời điểm trước và trong Tết.

– Học sinh nhận xét.

– Học sinh thi kể trước lớp.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):       

– Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà kể lại những việc làm trước và trong Tết cho người thân cùng nghe.  – Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 2 – tuần 15

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Leave a Comment