Giáo án bài ôn tập chủ đề gia đình môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 5: ôn tập chủ đề gia đình  (T2)   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS:        – Củng cố lại một số …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 5: ôn tập chủ đề gia đình  (T2)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS:

       – Củng cố lại một số kiến thức của chủ đề Gia đình.

       – Thực hành làm một số việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

       – Bày tỏ tình cảm với gia đình và người thân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

– Giáo viên:

–              Tranh trong SGK

–              Thẻ hình căn phòng và một số đồ dùng cá nhân.

– Học sinh:

–              Sách TNXH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động giáo viên        Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động:

   a. Mục tiêu:

–              Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung học của tiết học trước.

   b. Cách tiến hành:

–              GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bạn làm gì”.

        – GV phổ biến luật chơi: GV mời một HS lên mô tả hành động làm một việc nhà nào đó, các bạn dưới lớp đoán xem đó là việc gì. (quét nhà, lau nhà, rửa bát,…)

       – GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.  

– HS nghe và nhớ

–              HS chơi trò chơi

2. Hoạt động 1: Tập phân công việc nhà

   a. Mục tiêu:

–              HS tập phân công việc nhà cho các thành viên trong gia đình.

   b. Cách tiến hành:

–              GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 25 và lựa chọn việc nhà phù hợp cho các thành viên của gia đình.

–              GV tổ chức cho HS trình bày trước lớp.

–              GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

Kết luận: Các thành viên trong gia đình cùng nhau làm việc.         

– HS quan sát tranh và lựa chọn công việc nhà

Mẹ: nấu cơm

Ba: hái trà

Anh: Cho gà ăn

Em: quét sân

– 3-5 HS trình bày

 

– HS nghe và nhớ

NGHỈ GIỮA TIẾT

3. Hoạt động 2:Nêu cảm nhận về căn phòng yêu thích trong ngôi nhà.

   a. Mục tiêu:

–              HS nêu được cảm nhận của bản thân về căn phòng mà mình thích nhất trong nhà.

   b. Cách tiến hành:

       – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “ Em thích phòng nào nhất trong ngôi nhà của mình? Vì sao?

       – GV và HS cùng nhận xét.    

– HS suy nghĩ và trả lời trước lớp.

Em thích phòng khách nhất vì ở đó em và ba mẹ cùng xem ti vi chung với nhau./Vì em có thể cùng chơi đồ chơi với chị./…

Em thích nhà bếp vì ở đó có nhiều đồ ăn mẹ nấu rất ngon./Vì em có thể giúp mẹ nhặt rau./ Cùng mẹ rửa chén,…

Em thích nhà vệ sinh vì ở đó em có thể được tắm thoả thích.

Em thích phòng ngủ vì ở đó em có thể nghỉ ngơi, xem ti vi, chơi đồ chơi một mình.

4. Hoạt động 3:Xử lí tình huống (Nhóm 4)

   a. Mục tiêu:

–              HS xử lí được một số tình huống khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

   b. Cách tiến hành:

       – Treo tranh như trong SGK và hỏi: Tranh 1 vẽ gì? Tranh 2 vẽ gì?

 

       – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và đóng vai giải quyết tình huống.

 

       – GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

 Kết luận: Khi gặp nồi nước đang nấu trên bếp ga, bàn ủi đang nóng,… em không được đến gần.               

– HS quan sát và trả lời

Tranh 1: Nồi nước trên bếp đang sôi trào ra. Bạn đang phân vân không biết làm gì?

Tranh 2: Bàn ủi đang nóng. Hai bạn đang hốt hoảng không biết làm sao?

– HS thảo luận và đóng vai trong nhóm.

–  HS đóng vai xử lí tình huống trước lớp.

 

– HS nghe và nhớ

 

 

5. Hoạt động tiếp nối

   – GV yêu cầu HS về nhà thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình.

– Quan sát quang cảnh trường học của mình để chuẩn bị cho bài học sau.              

– HS lắng nghe

 

Leave a Comment