Giáo án bài ôn tập giữa học kì ii môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 27: ôn tập giữa học kì ii Đánh giá và luyện tập tổng hợp Tiết 1, 2 I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 27: ôn tập giữa học kì ii

Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Tiết 1, 2

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. HS đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/phút.

–           HS đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu).

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Tiết học đầu tiên của bài Ôn tập giữa học kì II chúng ta sẽ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng. Các em đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 tiếng/phút. Đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu). Chúng ta cùng bắt đầu tiết ôn tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

– Đọc một đoạn hoặc một bài văn có độ dài khoảng 70 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Tốc độ 70 phút/ tiếng.

– Đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu).

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu từng HS bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc, đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi đọc hiểu.

– GV nhận xét, chấm điểm.

– GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Con trâu đen lông mượt (9 dòng thơ đầu). Bờ tre đón khách (10 dòng đầu).

– GV yêu cầu những HS chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.     

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi.

– HS đọc thuộc lòng.

– HS ôn luyện (nếu chưa đạt).

Tiết 3, 4

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

–           Đọc hiểu bài Con vỏi con voi. Hiểu nghĩa của các từ ngữ. Hiểu nội dung bài: Nói về con voi trong công viên, sự liên quan của những bộ phận trên cơ thể con voi với điều kiện sống của nó. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quý của con voi – con vật to lớn của rừng xanh.

–           Luyện tập nói 3-4 câu tả con voi dựa vào bài thơ.

–           Nghe viết Con vỏi con voi (2 khổ thơ đầu).

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Có kĩ năng đọc thành tiếng, đọc thuộc lòng; nghe – viết.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Tiết ôn tập ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng:Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng; Đọc hiểu bài Con vỏi con voi; Luyện tập nói 3-4 câu tả con voi dựa vào bài thơ; Nghe viết Con vỏi con voi (2 khổ thơ đầu). Chúng ta cùng vào tiết ôn tập.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 15% số HS trong lớp

(Thực hiện như tiết 1, 2)

Hoạt động 2: Ôn luyện, củng cố kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài thơ Con vỏi con voi; hoàn thành các câu hỏi, bài tập liên quan đến bài thơ.

b. Cách tiến hành:

* Luyện đọc bài thơ Con vỏi con voi:

– GV đọc mẫu bài thơ Con vỏi con voi: giọng đọc vui, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: hiểu hết, xúm xít, bẻ “rắc ”, đi như chơi, đá sắc, rất dày, cũng nát, quạt bay, buồn một tị, đồ chơi.

– GV yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.

– GV yêu cầu cả lớp đọc lại bài thơ – đọc nhỏ.

* Hoàn thành các câu hỏi, bài tập.

– GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc nội dung luyện tập:

+ HS1 (Câu 1): Đọc các khổ thơ 2,3,4 và cho biết:

a. Mỗi khổ thơ nói về những bộ phận nào của con voi?

b. Bộ phận ấy có đặc điểm gì?

c. Theo tác giả, vì sao bộ phận ấy có đặc điểm như vậy?

+ HS2 (Câu 2): Đọc khổ thơ 5 và cho biết:

a. Theo tác giả, vì sao con voi có đuôi?

b. Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống ai?

c. Em có cách giải thích nào khác không?

+HS3 (Câu 3): Dựa vào bài thơ, nói 3-4 câu tả con voi?

+ HS4 (Câu 4): Nghe – viết Con vỏi con voi 2 khổ thơ đầu.

– GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ Con vỏi con voi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm bài vào VBT.

– GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời.

– GV nêu nhiệm vụ phần Nghe viết: Nghe – viết Con vỏi con voi 2 khổ thơ đầu.

– GV mời 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu bài Con vỏi con voi.

– GV hướng dẫn HS nhận xét: Đây là thơ 5 chữ. Tên bài và chữ đầu mỗi câu viết hoa. Tên bài viết lùi vào 4 ô tính từ lề vở. Chữ đầu mỗi dòng thơ cùng lùi vào

– GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc thong thả từng cụm từ hoặc dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết.

– GV đọc bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.

– GV đánh giá bài cho HS. 

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS đọc thầm bài thơ, trao đổi, làm bài.

– HS trình bày:

+ Câu 1:

 a. Mỗi khổ thơ nói về những bộ phận của con voi?

• Khổ thơ 2: nói về vòi voi.

• Khổ thơ 3: nói về da voi, chân voi.

• Khổ thơ 4: nói về tai voi, ngà voi.

b. Mỗi bộ phận ấy có đặc điểm:

• Vòi voi khoẻ, vướng cành là bẻ “rắc” .

• Da voi rất dày. Chân voi khoẻ, đạp gì cũng nát.

• Tai voi to như cái quạt. Ngà voi dài.

c. Theo tác giả, mỗi bộ phận có đặc điểm như vậy vì:

• Vòi voi phải khỏe để giúp voi bé cành lá vướng víu trong rừng, lây lối đi.

• Da voi phải giày, chân đạp gì cũng nát vì rừng lắm gai, lắm đá nhọn.

• Tai voi phải to như cái quạt vì rừng lắm ruồi, muỗi. Ngà voi dài, nhọn mới giúp voi chống được kẻ ác như thú rừng rất hung dữ, những kẻ muốn săn bắn voi.

+ Câu 2:

a. Theo tác giả, con voi có đuôi vì trpng rừng vắng vẻ, đuôi làm đồ chơi của voi, làm cho voi vui.

b. Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống trẻ em cũng cần đồ chơi.

c. Em có cách giải thích khác: cái đuôi của voi giúp voi xua đuổi ruồi muỗi.

+ Câu 3: Con voi có cái vòi rất dài. Nó đi trong rừng cây rậm rạp như đi chơi. Vướng cành cây là voi “bẻ rắc”. Da voi dày, dù rừng lắm gai, đá ở suối rất sắc, chân voi đạp gì cũng nát. Tai voi to như cái quạt, quạt bay ruồi muỗi. Ngà voi dài để chống kẻ ác. Đuôi voi là đồ chơi của voi.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS viết bài.

– HS soát bài.

Leave a Comment