Giáo án bài Ôn tập học kì 2 soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 34 Ôn tập học kì 2                   I. MỤC TIÊU:                 1. Kiến thức:                 – Hệ thống lại toàn bộ kiến thức phần định …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

34 Ôn tập học kì 2

 

                I. MỤC TIÊU:

                1. Kiến thức:

                – Hệ thống lại toàn bộ kiến thức phần định luật về công, công suất, cơ năng và các phần đã học của chương 2 – Nhiệt học.

                2. Kỹ năng:

                – Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

                3. Thái độ:

                – Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.

                – Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

               

                II. CHUẨN BỊ:

                1. Chuẩn bị của giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: Đồ dùng dạy học:

                2. Chuẩn bị của học sinh:

                – Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.

               

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học nghiên cứu tình huống.

– Dạy học hợp tác.            – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

….

B. Hoạt động hình thành kiến thức                          

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm.    – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

 

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

               

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (8 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS trình bày được một số nội dung lý thuyết cơ bản.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.  – Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Các chất được cấu tạo như thế nào ?

+ Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng (giảm) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm?

+ Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật?

+ Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu, đơn vị nhiệt lượng.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: làm việc cá nhân trả lời yêu cầu của GV.

– Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: HS trình bày trước lớp.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức đã học trong HK II để chuẩn bị kiểm tra HK II vào tiết sau.          

(GV cho HS ghi bảng động)

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

               

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30 phút)

1. Mục tiêu:

Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu SGK.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: Trả lời các yêu cầu của GV.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Trả lời các câu hỏi lý thuyết GV yêu cầu:

Câu 1: Nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn? Vì sao?

Câu 2: Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đó được học?

Câu 3: Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 4: Cọ xát một đồng xu kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng lên. Có thể nói đồng xu đó nhận nhiệt lượng không ? Vì sao ?

+ Làm 1 số bài tập định tính và định lượng:

Bài 1. Một ấm nhôm khối lượng 0,4 kg chứa 3 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200 C.

Bài 2. Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 2kg ở 200C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 10,5kJ thì nhiệt độ  của nó tăng lên 600C. Tính nhiệt  dung riêng của một kim loại? Kim loại đó tên là gì ?

Bài 3. Phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 1000C để nước pha có nhiệt độ là 400C. 

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu đề bài, tóm tắt để trả lời.

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: A. LÝ THUYẾT

1. Định luật về công.

2. Khái niệm công suất, công thức tính, đơn vị của công suất.

3. Khái niệm cơ năng. Các dạng cơ năng.

4. Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào.                           

5. Nguyên lí truyền nhiệt.

6. Viết phương trình cân bằng nhiệt.

 

B. BÀI TẬP

I/ Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi:

Câu 1: Nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn. Vì ấm nhôm dẫn nhiệt tốt hơn ấm đất.

Câu 2: Một viên đạn đang bay trên cao có cả động năng, thế năng trọng trường và nhiệt năng.

Câu 3: Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy đúng. Vì vật nào cũng được cấu tạo từ các nguyên tử và phân tử, chúng chuyển động hỗn độn không ngừng nên lúc nào cũng có nhiệt năng (- tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật).

Câu 4: Cọ xát một đồng xu kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng lên. Không thể nói đồng xu đó nhận nhiệt lượng. Đây là đồng xu thay đổi nhiệt lượng do thực hiện công, không phải do truyền nhiệt (- nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt)

II. Một số bài tập định lượng:

Bài 1. Q = Q1 + Q2 = m1c1t + m2c2t

Trong đó: m1  = 0,4kg; m2 = 3kg (?)

t = 100 – 20 = 800C

c1= 880J/kg.K; c2 = 4200J/kg.K.

Tính được Q = 364160J

 

Bài 2. Q = mct = 2.c.(60-20) = 10500J

=> c = 10500/80 =  131,25J/kg.K

Vậy kim loại đó là chì.

 

Bài 3. Coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường không đáng kể thì:

Theo PTCBN: Qtỏa = Qthu

 m1ct1 = m2ct2

=> 3.(100 – 40) = m2.(40-20)

=> m2 = 180/20 = 9 kg

Vậy cần pha 9 lít nước.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Xem lại các câu hỏi đã trả lời.

Xem lại nội dung các bài đã học.

+ Học bài.

+ Chuẩn bị kiểm tra HKII.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT và KT HK II vào tiết học sau..     

 

                   

Leave a Comment