Giáo án bài ôn tập môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ÔN TẬP (2 tiết) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1.         Kiến thức: – Củng cố và nâng cao một số kiến thức trong bài Đất nước …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

ÔN TẬP (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

1.         Kiến thức:

– Củng cố và nâng cao một số kiến thức trong bài Đất nước và con người.

– Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.

2.         Kỹ năng:

– Củng cố một số kỹ năng đã học trong bài Đất nước và con người.

– Thực hành đọc một đoạn thơ và nhận biết tên riêng, cách viết tên riêng.

– Thực hành nói về quê hương hoặc nơi HS đang sống và viết sáng tạo trên cơ sở nội dung đã nói.

– Thực hành kỹ năng viết đúng chính tả, đọc một đoạn văn tự chọn.

– Nói cảm nghĩ về văn bản hoặc tranh đã quan sát.

3.         Thái độ:

– Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

Phương tiện dạy học:

– Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.

– Thiết bị trình chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của cô        Hoạt động của trò

TIẾT 1

I. KHỞI ĐỘNG:

– GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được.

– GV nhận xét, đánh giá.

– Ghi tên bài học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Hoạt động 1: Đọc:

1. GV đọc mẫu toàn bài.

2. Luyện đọc câu:

– GV đưa bài đọc cho HS:

? Bài đọc có mấy câu?

? Vì sao em biết?

– GV chỉ từng câu và đánh số câu trên màn hình.

– GV cho HS đọc các tiếng bắt đầu bằng l/n

– GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh các tiếng khó: rập rờn, bay lả, biển lúa.

– GV gọi 1 HS đọc câu dài và hỏi: Bạn ngắt hơi ở đâu?

– GV chốt: Khi đọc câu con cần ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm

– GV cho HS đọc tiếp các câu còn lại.

– GV gọi HS nhận xét.

– GV chuyển chốt.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:

– GV cho 1 – 2 HS đọc cả bài.

– GV yêu cầu thảo luận nhóm và TLCH:

? Trong đoạn thơ, những từ ngữ nào là tên riêng?

? Em còn biết những tên riêng nào trong các bài đọc đã học?

? Điều gì cần nhớ khi viết tên riêng?

– GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

– GV chỉ tranh, chốt ND.

Hoạt động 3: Nói về quê hoặc nơi em sống:

– GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ.

– GV yêu cầu HS quan sát và phân tích tranh.

– GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu thảo luận, nói về những hiểu biết của mình về quê hoặc nơi em sống.

– GV tổ chức thảo luận nhóm.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày.

– GV cho HS nhận xét, chia sẻ.

– GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 4: Viết 1 – 2 câu nói ở mục trên.

– GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ.

– GV hướng dẫn HS tự viết 1 – 2 câu.

– GV mời 1 số HS trình bày trước lớp.

– GV nhận xét, khen ngợi HS sáng tạo.         

– HS nhắc lại và nêu.

 

– HS lắng nghe.

– HS theo dõi.

 

– Hs quan sát.

– HS tìm và đọc.

 

– HS đọc từ.

 

– HS trả lời.

– HS lắng nghe.

– HS đọc bài.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– 1 – 2 HS đọc bài.

– HS thảo luận và TLCH.

– HS trình bày kết quả.

– Đại diện nhóm trình bày

– HS lắng nghe.

– HS nêu.

– HS quan sát và phân tích.

– HS theo dõi.

 – HS thảo luận nhóm

– 3 – 4 HS trình bày.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– HS nêu.

– HS theo dõi.

– 4 – 5 HS trình bày.

– HS lắng nghe.

TIẾT 2

I. KHỞI ĐỘNG:

– GV tổ chức trò chơi nội dung liên quan đến tiết học trước.

– GV chốt và dẫn vào bài hôm nay.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Hoạt động 1: Hãy viết đúng chính tả những câu sau.

– GV yêu cầu HS nêu nhiệm vụ.

– GV gọi HS đọc 2 câu.

– GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, thực hiện viết lại lỗi sai ra SGK bằng bút chì.

– GV mời HS trình bày.

– GV tổ chức cho HS nhận xét.

– GV nhận xét. đánh giá:

? Qua bài tập vừa rồi, em cần lưu ý gì khi viết câu?

– GV chốt

Hoạt động 2: Đọc mở rộng::

– GV nêu yêu cầu của hoạt động.

– GV cho HS xem tranh ảnh về đất nước Việt Nam.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người để nói về những điều em biết về những thứ đã được quan sát.

– GV nêu một số câu hỏi gợi ý:

+ Nhờ đâu em thấy điều đó?

+ Điều gì thú vị nhất trong bức tranh?

– GV gọi HS trình bày trước lớp về những điều em biết.

-GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS nói về chuyện mình đã đọc có nội dung, trình bày tốt, nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.

III. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung tiết học.

– GV tóm tắt nội dung chính.

– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS      

– HS tham gia trò chơi.

– HS lắng nghe.

– HS theo dõi hướng dẫn.

– HS đọc bài.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát

– HS nêu.

a. Nam và Hà là học sinh lớp 1.

b. Những người lính cứu hoả rất dũng cảm.

 

– HS trình bày.

– HS lắng nghe nhận xét

– HS lắng nghe.

– HS quan sát.

– HS thảo luận.

– HS theo dõi.

– 3 – 4 HS trình bày trước lớp.

– Lắng nghe.

– HS nêu.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

 

 

 

Leave a Comment