Giáo án bài ôn tập môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Đọc đúng, rõ ràng các văn bản trong chủ đề “Thế giới trong mắt em” thông qua thực …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc đúng, rõ ràng các văn bản trong chủ đề “Thế giới trong mắt em” thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để thể hiện cảm nhận của con người trước những đối thay của cuộc sống xung quanh; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một câu chuyện hay hát bài hát về trường học, nói cảm nghĩ về bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (cảm nhận về cuộc sống).

2. Kĩ năng: Phát triển kĩ đọc mở rộng một bài thơ, một truyện kể hay quan sát một bức tranh về con vật, nói cảm nghĩ về bài thơ, truyện kể hoặc bức tranh; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ đề cho trước (Thế giới trong mắt em).

3. Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài .

4. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

II .CHUẨN BỊ

– Phương tiện dạy học: Tranh ảnh, video clip về cảnh vật xung quanh, phong cảnh, hoạt động của con người, …

 – Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1.

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uyên, uân, uôm, ươc, ươm

GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cẩn tìm có thể đã học hoặc chưa học.

* Nhóm vần thứ nhất :

+ Cho HS làm việc nhóm đối để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần: uyên, uân, uôm

+ Cho HS nêu những từ ngữ tìm được, GV viết những từ ngữ này lên bảng.

+ Cho một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn.

 * Nhóm vần thứ hai:

+ Cho HS làm việc nhóm đối để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chữa các vần ươm, ươc.

+ Yêu cầu HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

+ Cho một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ, Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.   

 

 

-HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

 

 

-Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn.

 

-HS làm việc nhóm đối để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chữa các vần ươm, ươc

.

-HS nêu những từ ngữ tìm được.

 

-Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ, Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

2. Xếp các từ ngữ vào nhóm phù hợp

– GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để xếp từ ngữ vào nhóm phù hợp (nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy)

– GV làm mẫu một trường hợp, ví dụ tia nắng. Có thể đặt câu hỏi gợi ý: Ta có thể nghe được tia nắng không? Ta có thể ngửi được tia nắng không? Tia nắng được xếp vào nhóm nào ?

-Cho HS làm việc theo nhóm đôi.

– YC HS trình bày kết quả trước lớp.

 

 

 

 

-GV nhận xét, đánh giá và thống nhất với HS các phương án đúng.

Từ ngữ chỉ những gì nhìn thấy                    nghe thấy            ngửi thấy

tia nắng, ông mặt trời, ông sao, bầu trời, trăng rằm, đàn cò, hoa phượng đỏ         Tiếng chim hót, âm thanh ồn ào                Hương thơm ngát

                -HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

-HS làm việc theo nhóm đôi.

-Một số ( 2 – 3 ) HS trình bày kết quả trước lớp: có thể mỗi HS nêu các từ ngữ được xếp vào một nhóm trong bảng.

– Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

-HS lắng nghe, sửa bài.

*Củng cố:

– GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

– GV tóm tắt lại những nội dung chính.

– GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.              

-HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

 

Ngày dạy: Thứ 6/ 7/ 5 / 2021

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

* Khởi động:

– Cho HS chơi trò chơi “Biết 1 dòng thơ, đọc cả khổ thơ”

– GV đọc 1 dòng thơ (trong các bài Tia nắng đi đâu, Trong giấc mơ buổi sáng, Hỏi mẹ, Buổi trưa hè, Hoa phượng.) mời HS đọc cả khổ thơ có dòng thơ ấy.

– GV đánh giá    

– HS tham gia trò chơi

 

3. Viết 1-2 câu về cảnh vật xung quanh

-GV gắn lên bảng hay trình chiếu một số tranh ảnh về cảnh vật xung quanh phong cảnh, hoạt động của con người , … ), yêu cầu HS quan sát.

 -GV nêu một số câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi cảm nhận, ý kiến của các em vẽ cảnh vật quan sát được. Nếu có điều kiện, có thể thay tranh ảnh bằng video clip.

-GV nhắc lại những ý tưởng tốt và có thể bổ sung những ý tưởng khác mà HS chưa nghĩ đến hay chưa nêu ra. Lưu ý, tôn trọng những cảm nhận, ý kiến riêng biệt, độc đáo của HS. GV chỉ điều chỉnh những ý tưởng sai lệch hoặc không thật logic.

-YC HS viết câu vào vở.

-Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp.

-GV nhận xét, tuyên dương.       – HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh vẽ và trao đổi với nhau về những gì quan sát được.

 

– HS trình bày những gì đã trao đổi về nội dung trong tranh.

 

 

 

-HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

-Viết vảo vở theo yêu cầu của bài.

-Đọc bài trước lớp.

-Lắng nghe.

4. Vẽ một bức tranh về cảnh vật xung quanh và đặt tên cho bức tranh

– GV nêu nhiệm vụ và gợi ý cho HS lựa chọn cảnh vật để vẽ. Cảnh vật đó có thể xuất hiện đâu đó, ở thời điểm nào đó mà các em có cảm nhận sâu sắc và nhớ lâu. Đó có thể là cảnh vật mà các em vừa quan sát ở bài tập 3 ở trên. Đó cũng có thể là cảnh vật do chính các em tưởng tượng ra.

– YC HS trình bày trước lớp bức tranh mình vẽ.

 

 

– GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có ý tưởng độc đáo, sáng tạo.       – HS có thể làm việc nhóm đôi để chia sẻ ý tưởng với bạn, ý tưởng vẽ bức tranh định vẽ và ý tưởng đặt tên cho bức tranh.

 

 

 

– Một số ( 2 – 3 ) HS trình bày trước lớp bức tranh mình vẽ, nói tên của bức tranh và lí do vì sao đặt tên bức tranh như vậy.

– Một số HS khác nhận xét, đánh giá .

5. Đọc mở rộng

– Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện về thiên nhiên hoặc cuộc sống xung quanh. GV cũng có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.

– GV nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi :

+Nhờ đâu em có được bài thơ này?

+Bài thơ này viết về cái gì?

+Có gì thú vị hay đáng chú ý trong bài thơ này ? …

– GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi những HS đọc thơ, kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi tóm tắt lại nội dung chính, nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

6. Củng cố

– Em học được những gì sau bài học hôm nay.

– GV tóm tắt lại nội dung chính;

– GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.               – HS làm việc nhóm 4. Các em đọc thơ, kể chuyện hay nói về bài thơ, câu chuyện mới đọc được cho bạn nghe. Một số ( 3 – 4 ) HS đọc thơ, kể chuyện hoặc chia sẻ ý tưởng bài thơ, truyện kể đã đọc trước lớp.

 

 

 

-HS chia sẻ trước lớp.

 

 

 

– Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

– HS nêu ý kiến.

– HS lắng nghe.

– HS nhận xét, đánh giá tiết học.

 

LUYỆN TẬP CỦNG CỐ CÁC KĨ NĂNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn đọc đúng, rõ ràng các văn bản: Những cánh cò, Buổi trưa hè, Hoa phượng và trả lời đúng các câu hỏi; biết sử dụng vốn từ sẵn có để viết câu, biết sắp xếp các từ ngữ thành câu, viết đúng chính tả và làm đúng các bài tập chính tả.

2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng đọc; kĩ năng tìm tiếng có vần đã học, kĩ năng sắp xếp câu và viết lại câu hoàn chỉnh.

3. Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, năng lực quan sát và suy đoán. khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

4. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

1.            Giáo viên: Phương tiện dạy học: máy chiếu đa vật thể, Tranh minh hoạ các

bài học. Thăm ghi tên các bài học trong tuần. video bài hát Em yêu mùa hè quê em (NS Xuân Trang).

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Cho HS hát kết hợp vận động theo bài hát: Em yêu mùa hè quê em.

2. Luyện đọc:

– GV yêu cầu HS luyện đọc lại bài Những cánh cò, Buổi trưa hè, Hoa phượng và trả lời các câu hỏi trong SGK (1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời và ngược lại) theo nhóm đôi.

– Mời một số nhóm đọc trước lớp.

– GV cùng HS nhận xét.

– Cho HS lên thi đọc cá nhân: bốc thăm và đọc bài và TLCH trước lớp.

– Cả lớp đọc đồng thanh lại 1 lần.

3. Luyện viết chính tả:

– GV đọc to khổ thơ 1 bài Hoa phượng. GV lưu ý HS một số vần đề chính tả trong đoạn viết:

+ Viết lùi vào 3 ô li đầu mỗi dòng thơ. Viết hoa chữ cái đầu cầu, kết thúc khổ thơ có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: lấm tấm, chen, bừng, lửa thẫm.

– GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

 – Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn khổ thơ và yêu cầu HS rà soát lỗi

+ Cho HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của HS.    

– HS vận động theo bài hát.

 

 

– HS luyện đọc và trả lời theo nhóm đôi.

 

 

– HS thực hiện trước lớp.

– Nhận xét bạn đọc.

– HS đọc cả bài và và TLCH.

 

– Lớp đọc ĐT.

 

– HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

-HS luyện viết từ khó

 

– HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

 

– HS nghe viết cẩn thận vào vở.

 

 

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi .

 

 

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

-Trò chơi Truyền điện kể một số từ ngữ dùng để chỉ tên các con vật nuôi trong nhà.

2. HD học sinh làm một số bài tập tuần 32.

Bài 3 (Trang 58-59): Tìm trong bài đọc Những cánh cò từ ngữ thể hiện

a.            Vẻ đẹp của đàn cò trắng đang bay

b.            Màu sắc của bầu trời

c.             Các hoạt động của loài cò

-GV cho HS đọc yêu cầu.

-YC HS đọc nhẩm bài đọc, thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi trên.

-YC HS trình bày trước lớp.

-GV nhận xét, bổ sung

-Cho HS làm bài vào vở in.

-Cho 1 số em đọc lại kết quả bài làm.

Bài 3 (Trang 60): Viết 1 câu về điều em thích ở mùa hè

-GV nêu yêu cầu bài tập

-Hướng dẫn HS làm:

-Cho HS đọc trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3 (Trang 61): Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống

+ Cho HS thảo luận cặp đôi để chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống

+ Yêu cầu đại diện trình bày trước lớp.

+ GV chốt kết quả đúng.

+ Cho HS làm việc cá nhân: viết vào chỗ trống từ ngữ đúng vừa tìm được

+ GV kiểm tra, đánh giá

3. Củng cố

– Mời HS chia sẻ điều em đã học được.

– Mời HS nhận xét tiết học

– GV nhận xét, khen ngợi HS. Dặn dò HS đọc ôn lại các bài đọc đã học, khuyến khích HS thực hành bảo vệ thiên nhiên, môi trường.               

– HS tham gia trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS đọc yêu cầu bài.

– HS thảo luận.

 

– HS trình bày kết quả thảo luận.

 

– HS làm bài.

 

 

 

-HS đọc lại YC.

-HS làm bài theo hướng dẫn.

-HS đọc bài làm của mình trước lớp, các bạ nhận xét.

 

 

– HS đọc yêu cầu bài.

– HS thảo luận.

 

– HS trình bày kết quả thảo luận.

 

– HS làm bài.

 

 

– HS chia sẻ.

– HS nhận xét tiết học.

– Lắng nghe.

 

Leave a Comment