Giáo án bài ôn tập môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file môn:  tiếng việt                                                            bài: ôn tập I. MỤC TIÊU        Giúp HS : – Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

môn:  tiếng việt

                                                           bài: ôn tập

I. MỤC TIÊU        Giúp HS :

– Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài thiên nhiên đi thủ thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về thiên nhiên, thực hành đọc mở rộng một văn bản hay quan sát tranh về thiên nhiên, nói cảm nghĩ về văn bản hoặc tranh; thực hình nói và viết sáng tạo về mặt chủ điểm cho trước (thiên nhiên).

– Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài

II. CHUÁN BỊ

– Phương tiện dạy học Tranh ảnh, video clip về thiên nhiên, hoặc thiết bị máy chiếu để trình chiếu hình thay cho tranh in. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.

– Một số văn bản (văn bản thông tin, truyện, thơ) và tranh ảnh về thiên nhiên (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ooc, yêt, yêng, oen, oao, oet, uênh

– GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cắn tìm có thể đã học hoặc chưa học.

– GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ăn một lần nhiều vẫn) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

 Nhóm vần thứ nhất: các vần ooc, yêt, yêng.

 

Nhóm vần thứ hai : các vần oen, oao, oet, uênh.

          HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.

 Nhóm vần thứ nhất :

 + HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ Có tiếng chứa các vần ooc, yêt, yêng.

+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng .

+ Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ dọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần

 Nhóm vần thứ hai:

+ HS làm việc nhóm đôiđể tìm tử ngữ có tiếng chứa các văn oen, oao, oet, uênh.

+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng .

+ Một số (2 – 3) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp: mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

2. Xác định những bài đọc viết về con vật, viết về cây cối hoặc viết về những sự vật khác trong chủ điểm Thiên nhiên kì thú.

– Chọn bài đọc thích nhất và nếu lí do lựa chọn . Đây là bài tập giúp HS nhớ lại và kết nối một số nội dung các em đã học. Qua đó, HS cũng có ý niệm về sự phân loại thế giới sinh vật, gồm con vật (động vật), cây cối (thực vật) ; và phân biệt sinh vật với những gì không thuộc sinh vật. VD : cầu vồng. GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.

– GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn văn bản nói về con vật như Loài chim của biển cả (chim hải âu).

–  GV và HS thống nhất câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu: Chúa tể rừng xanh (con vật), Cuộc thi tài năng của rừng xanh (con vật), Cây liệt dẻo da (cây cối), Cầu vồng (không phải con vật cũng không phải cây cối). Riêng câu hỏi 4 (Em thích bài đọc nào nhất ? Vì sao ?). GV cần tôn trọng sự lựa chọn đa dạng của HS miễn là lí do lựa chọn được các em trình bầy thuyết phục ở mức độ nhất định. Chú ý khuyến khích các em có những lí giải độc đáo, khác biệt        

– Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá .

– GV và HS thống nhất câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu

3. Chọn từ ngữ chỉ thiên nhiên

GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.

GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những sự vật, hiện tượng không do con người làm thu, tự nhiên mà có. VD : sông.

          HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ

Một số (2-3) HS trình bày kết quả trước lớp. GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng.

Những từ ngữ chỉ thiên nhiên: sông, mưa, nắng gió, rừng, biển.

Những từ ngữ khác chỉ sản phẩm do con người làm ra, không phải từ ngữ chi thiên nhiên: Xe cộ, nhà cửa, trường học

Những từ ngữ chỉ thiên nhiên khác.

HS có thể nêu : bão, lụt, mặt trăng, mặt trời, núi đối, trái đất, …

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

4. Viết vào vở 1-2 câu về thiên nhiên

– GV gắn lên bảng hay trình chiếu một số tranh ảnh về thiên nhiên, yêu cầu HS quan sát.

– GV nêu một số câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về những gì các em quan sát được. Nếu có điều kiện, có thể thay tranh ảnh bằng video clip.

 GV nhắc lại những ý tưởng tốt, điều chỉnh những mô tả sai lệch và có thể bổ sung những mô tả khác mà HS chưa nghĩ đến hay chưa nêu ra .

          HS quan sát.

HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về những gì các em quan sát được

Một số (2 – 3) HS trình bày trước lớp , mô tả thiên nhiên mà các em quan sát được. Một số HS khác nhận xét, đánh giá

Từng HS tự viết vào vở 1 – 2 câu về thiên nhiên theo kết quả quan sát riêng của mình. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã trao đổi trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp

5. Đọc mở rộng

Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc cuốn sách hoặc một bài viết về thiên nhiên. GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách hoặc bài viết phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp và cho HS đọc ngay tại lớp.

Các em nói về một số điều các em đã đọc, GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi :

 Nhờ đâu em có được cuốn sách (bài viết) này ?

Cuốn sách (bài viết) này viết về cái gì ?

Có điều gì thú vị hay đáng chú ý trong cuốn sách (bài viết) này ?

– GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.     HS tìm đọc cuốn sách hoặc một bài viết về thiên nhiên

HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4

– Một số (3 – 4) HS nói về một số điều các em đã đọc được trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.

6. Củng cố

GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Môn:  TIẾNG VIỆT

                                              Bài: ÔN LUYỆN

– Năng lực: Sắp xếp và viết câu đúng, biết sử dụng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh trong câu.

– Phẩm chất: Chăm chỉ học tập

II. Các hoạt động dạy học

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: Cho học sinh chơi trò chơi trả lời một số câu hỏi trong các bài đã học trong tuần

2. Luyện tập:

Bài 1 . LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ  

Chọn từ ngữ để hoàn thiện cấu và viết cấu vào vở GV trình chiếu các câu chưa hoàn thiện (có nhiều chỗ trống).

– Con cá cần ( … ) để bơi .

–  Con chim cần ( … ) để bay.

– Con hổ cần ( … ) để ở

–  Con ong cần ( .. ) để làm mật

– Một số HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý (nước, bầu trời, rừng, hoa) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện các câu đã cho

GV trình chiếu các câu hoàn thiện.

Một số HS đọc thành tiếng những câu này.

HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý (nước, bầu trời, rừng, hoa) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện các câu đã cho

HS viết vào vở các câu hoàn thiện.

Bài 2. BẢY SẮC CẦU VỒNG

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

– vì sao, hàng ngàn lấp lánh, trên bầu trời

– GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu .

 – Một số (2 – 3) HS lên trình bày kết quả .

GV và HS thống nhất phương án đúng. (Hàng ngàn vì sao lấp lánh trên bầu trời hoặc Trên bầu trời, hàng ngàn vì sao lấp lánh)   

HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu

– HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

Tiết 2

Bài 3. CHÚA TỂ RỪNG XANH

Đọc đoạn văn , kết hợp từ ngữ ở A và B cho phù hợp GV trình chiều đoạn văn và cho một số (2 – 3) HS đọc thảnh tiếng đoạn văn: Mèo và hổ có nhiều điểm giống nhau. Hình dáng theo giống hình dáng một con hổ nhỏ. Mèo có tai thinh và mắt tinh như hổ. Hổ giỏi chạy nhảy và tinh vồ mồi, mèo cũng vậy. Hổ to khoẻ hơn mèo nhưng lại thua mèo ở khả năng leo trèo.

– GV trình chiếu bảng (không có vế nối) :

         A                               B

Hình dáng mèo    có nhiều điểm giống nhau.

Mèo và hổ            giống hình dạng 1 con hổ nhỏ.

Tai mèo                        rất tinh.

Hổ thua mèo               rất thính.

Mắt mèo                     khả năng leo trèo

Một số (2-3) HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất các kết nối đúng, tạo thành những câu trọn vẹn. (Hình dáng mèo giống hình dáng một con hổ nhỏ; Mèo và hổ có nhiều điểm giống nhau; Tai mèo rất thính; Hổ thua mèo ở khả năng leo trèo; Mắt mèo rất tinh) 

HS đối chiếu với kết quả làm bài của mình để tự đánh giá .     

– HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để lựa chọn từ ngữ ở A kết nối với từ ngữ ở B cho phù hợp. Sau đó, mỗi HS thực hiện việc nối các từ ngữ ở A và B trong vở.

Bài 4. CUỘC THI TÀI NĂNG RỪNG XANH

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu :

+ kì thú, có, rừng xanh, nhiều điều

+ bảo vệ, cần, động vật, chúng ta, hoang dã

– GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.        HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu

Một số (2–3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng.

 (Rừng xanh có nhiều điều kì thú. / Chủng ta cần bảo vệ động vật hoang dã. )

– HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng

Bài 5. CÂY LIỀU DẺO DAI

Viết một câu nói về đặc điểm của một loài cây mà em biết

 – Đây là bài tập viết câu sáng tạo, GV cần chú ý có sự hỗ trợ phù hợp để giúp HS làm được bài tập này. GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm ý tưởng, GV có thể nêu câu hỏi gợi ý:

Có loài cây nào khiến em chú ý không ?

 Em thấy nó ở đâu ? ( Chẳng hạn : ở vườn nhà em, trên đường đi học, trong sân trường, trên phim ảnh, trên Internet, … ) Loài cây đó có gì đáng chú ý ?

 GV có thể gợi ý thêm về đặc điểm của một số loài cây. ( Chẳng hạn: Cây phượng có hoa đỏ rực, Cây bàng có tán lá xoè ra rất rộng Cây tre có thân vươn cao, Cây hoa hồng có nhiều gai nhọn, … )    Một số (2-3) HS trình bày kết quả.

– HS viết vào vở các câu sáng tạo dựa vào kết quả làm việc nhóm hoặc có thể tham khảo ý kiến của các HS khác đã trình bày trước lớp hay của GV

3. Củng cố dặn dò: (5’)

– Nhắc học sinh về nhà đọc lại các bài đã học

– Chuẩn bị trước bài: Tia nắng đi đâu

– Lắng nghe

 

Leave a Comment