Kéo xuống để xem hoặc tải về!
tiếng việt
bài: ôn tập
i. mục tiêu
Qua bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
* Năng lực:
– Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Bài học từ cuộc sống thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một nhân vật trong truyện đã học.
– Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
* Phẩm chất:
Hình thành phẩm chất nhân ái, đoàn kết, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
GV: Sách giáo khoa, tranh ảnh phục vụ bài dạy, ti vi, máy tính,…
HS: Sách giáo khoa, Vở bài tập Tiếng Việt tập 2, vở 5 ô li.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
TIẾT 1
1. Khởi động.
– Tiếng Việt tiết trước học bài gì?
– Gọi 1 học sinh lên đọc và trả lời câu hỏi:
Khi làm theo lời mẹ gấu con cảm thấy thế nào?
– Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Ôn tập
a. Hoạt động 1: Tìm từ ngữ có tiếng chữa văn
vần ươt, uô , uông, oai
Mục tiêu: Học sinh tìm được tiếng có vần ôn.
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: nhóm
– GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học .
– GV chia các vần này thành 2 nhóm và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.
Nhóm vần thứ nhất: ươt,uôn
Nhóm vần thứ hai: uông, oai
+ Yêu cầu HS đánh vần , đọc trơn trước lớp , mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ . Cả lớp đọc đồng thanh một số lần .
b. Hoạt động 2: Nối
Mục tiêu: Chọn chi tiết phù hợp với từng nhân vật của truyện
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: cá nhân
– GV lưu ý HS nhân vật trong truyện có thể là người hoặc không phải là người. Nhiều nhân vật được đề cập ở đây là loài vật.
– GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc cá nhân. GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiế , chẳng hạn , nhân vật kiến trong truyện Kiển và chim bồ câu gần với chi tiết không may bị rơi xuống nước.
– Một số HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng
c. Hoạt động 3: Nêu ý kiến
Mục tiêu: Học sinh nêu được ý kiến của mình Em thích và không thích nhân vật nào? Vì sao?
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: cá nhân
– GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu HS quan sát tranh và gọi tên các nhân vật trong tranh. Gợi cho HS nhớ mối nhân vật ở trong từng truyện kể.
GV nêu nhận xét, đánh giá. Cần điều chỉnh những lí giải lệch lạc, ví dụ thích chú bé chăn cừu vì hay nói dối .
TIẾT 2
d. Hoạt động 4: Viết
Mục tiêu: Hoc sinh viết 1-2 câu về một nhân vật ở mục 3
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: cá nhân
– GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc cá nhân viết về một nhân vật ở mục 3.
– GV nhận xét một số bài , khen ngợi một số HS viết hay , sáng tạo .
e. Hoạt động 5: Đọc mở rộng
Mục tiêu: Hs đọc được các câu chuyện kể về một đức tính tốt
Phương pháp, kĩ thuật, hình thức: cá nhân
– GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc câu chuyện kể về một đức tỉnh tốt. GV có thể chuẩn bị một số truyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. HS làm việc cá nhân. Các em kể chuyện và nói cảm nghĩ về câu chuyện.
– Gọi mộ số học sinh lên kể trước lớp.
– GV nhận xét , đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn và chia sẻ được những ý tưởng thú vị . Nói rõ các ưu điểm để HS củng học hỏi .
3. Củng cố dặn dò:
Gióa viên nhận xét tiết học
– Học sinh hát
Tiếng vọng của núi
– Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
– HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vấn .
– Nhóm vần thứ nhất :
+ HS làm việc nhóm đôii để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chửa các vần ươt,uôn
+ HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng.
+ Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần , đọc trơn trước lớp; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
– Nhóm vần thứ hai:
+ HS làm việc nhóm đồi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uông, oai
+ HS nêu những từ ngữ tìm được . GV viết những từ ngữ này lên bảng.
+ Một số ( 2 – 3 ) HS đọc trơn trước lớp, mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần .
HS trình bày kết quả
+ bồ câu – Nhặt một chiếc lá thả xuống nước
+ sói – Lúc nào cũng thấy buồn bực
+ sóc – Nhảy nhót vui đùa suốt ngày
+ gấu con – Bật cười vui vẻ và được nghe : " Tôi yêu bạn ”
+ gấu mẹ – Nói với con: “ Con hãy quay lại và nói với núi: " Tôi yêu bạn ”
+ chú bé chăn cừu – Hay nói dối; các bác nông dân
– HS làm việc cá nhân xem mỗi nhân vật (kiến, bồ câu, sói, sóc, gấu con, chú bé chăn cừu) có những đặc điểm gì nổi bật, đáng nhớ; các em thích hoặc không thích nhân vật nào nhất và vì sao
– Một số HS trình bày kết quả trước lớp. HS có thể có sự lựa chọn đa dạng miễn là các em nếu được lí do phù hợp. Một số HS khác nhận xét , đánh giá .
– Mỗi HS tự viết 1- 2 cầu về nội dung vừa thảo luận ở mục 3. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trao đổi, trình bày trước lớp.
– Một số ( 3 – 4 ) HS kể lại câu chuyện và nói cảm nghĩ về câu chuyện trước lớp.
Một số HS khác nhận xét , đánh giá.