Giáo án bài Ôn tập nâng cao – theo TT26/BGD theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 10   Ôn tập nâng cao – theo TT26/BGD A.            Mục tiêu: 1. Kiến thức – Tạo lập  được văn bản thuyết minh dựa vào lí thuyết …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

10   Ôn tập nâng cao – theo TT26/BGD

A.            Mục tiêu:

1. Kiến thức

– Tạo lập  được văn bản thuyết minh dựa vào lí thuyết đã học.

      – Biết kết cấu một văn bản thuyết minh sao cho rõ ràng, khoa học.phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh phải đa dạng.

– Nắm chắc các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh.

2. Kĩ năng

– Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

– Rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.

3. Phẩm chất:

– Chăm chỉ.

– Trung thực.

– Trách nhiệm

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

* Năng lực chung:

– Năng lực tự học.

– Năng lực giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn thuyết minh

                – Năng lực đọc – hiểu  các văn bản thuộc phương thức biểu đạt thuyết minh;

                – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về phương pháp thuyết minh

– Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các phương pháp thuyết minh;

                – Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh.

B. Chuẩn bị

– GV ra đề, hướng dẫn HS.

– HS ôn luyện lí thuyết để chuẩn bị cho giờ ôn tập.

C.Tiến trình giờ ôn tập:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

a.            Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS viết bài về văn thuyết minh.

b.            Nội dung: HS quan sát video, chỉ ra hình thức kết cấu vủa văn bản thuyết minh này? Video đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

c.             Sản phẩm: Video thuyết minh về lễ hội đền Trần của Nam Định

– Kết cấu hồn hợp.

 -Phương pháp thuyết minh: phương pháp giải thích, định nghĩa, nêu ví dụ.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            HĐ của HS

–  GV giao nhiệm vụ:  quan sát video, chỉ ra hình thức kết cấu vủa văn bản thuyết minh này? Video đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

 Đánh giá sản phẩm.

 Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:          –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

                   HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

a.            Mục tiêu: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương mình.

b.            Nội dung: HS huy động kiến thức đã học, dựa vào yêu cầu, gợi ý của GV để hoàn thiện một văn bản thuyết minh.

c.             Sản phẩm: Văn bản thuyết minh của từng học sinh.

1.              Mở bài

Giới thiệu về danh lam thắng cảnh, nhận định đó là thắng cảnh đẹp, nổi tiếng.

2.            Thân bài

Có thể khai triển các ý: vị trí, diện tích, quang cảnh, lịch sử hình thành, ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội,…theo các hình thức kết cấu đã học

(Lưu ý: Cần tích lũy, phối hợp các kiến thức để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn)

3.            Kết bài

–              Ý nghĩa: lịch sử, xã hội, văn  hóa.

–              Bài học: giữ gìn, tôn tạo

d.            Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            HĐ của HS

–  GV giao nhiệm vụ:

*Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em.

Nhắc lại những yêu cầu của bài viết

  1.Yêu cầu về kĩ năng:  Biết cách làm đề văn thuyết minh. Đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

   2.Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:     

– Đánh giá sản phẩm.

 

 – GV nhận xét, bổ sung.

– GV hướng dẫn lại kiến thức, kĩ năng làm một bài văn thuyết  minh

                –   HS thực hiện nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS đọc lại đề bài:

+ Xác định dạng đề làm văn

+ Xác định vấn đề và phạm vi nghị luận?

– Yêu cầu 1-2 HS trình bày dàn ý mà mình đã lập trong quá trình làm bài.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

 

D.Dặn dò: – Ôn lại kiến thức.

-Hoàn thiện bài tập: Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Du

Leave a Comment