Giáo án bài Ôn tập những điều em đã học môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file CHỦ ĐỀ 18: Ôn tập những điều em đã học BÀI ÔN TẬP 2 (TIẾT 3,4) Thứ ….. ngày ….tháng…. năm…..   II.            MỤC TIÊU: 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

CHỦ ĐỀ 18: Ôn tập những điều em đã học

BÀI ÔN TẬP 2 (TIẾT 3,4)

Thứ ….. ngày ….tháng…. năm…..

 

II.            MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

 Củng cố kĩ năng nói, nghe, đọc, viết các âm, vần đã học trong học kì I (tập trung nhóm vần ât, ôt, ut, ep, ăp, uôc, ươc).

2. Kĩ năng: Nhận diện âm ,vần, tiếng, từ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

                 4 . Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.

5 . Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh hoạ kèm theo thẻ từ; bảng phụ dùng ghi các nội dung cần rèn đọc.

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, vở bài tập Tiếng Việt tập 1; viết chì, bảng con, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, luyện tập thực hành.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 Hoạt động của giáo viên               Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1. Khởi động, viết ngắn điều vừa nói *

Mục tiêu:Học sinh tìm và sử dụng được từ ngữ gọi tên các đồ vật; nói câu có từ ngữ gọi tên đồ vật tìm được; nêu được tên đồ vật mình thích nhất và giải thích lí do.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành luyện tập.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh. Viết tên các đồ dùng học tập vào cảu em vào khăn trải bàn

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có từ ngữ gọi tên của một đồ dùng học tập

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được công dụng của một vài đồ học tập.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá bài mình, bài bạn.           – học sinh thực hành viết tên đồ dùng học tập vào khăn trải bàn.

Đại diện nhóm báo cáo

– Học sinh nói câu có từ ngữ là tên của một đồ dùng học tập đã tìm được.

– Học sinh nêu công dụng của một vài đồ học tập quen thuộc.

– Học sinh đánh giá bài mình, bài bạn (dựa vào hướng dẫn của giáo viên).

Hoạt động 2. Luyện tập chính tả

* Mục tiêu: Học sinh viết đúng chính tả.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên đọc khổ thơ (giáo viên lưu ý các từ dễ bị sai chính tả; khổ thơ gồm 4 dòng, chữ đầu của mỗi dòng thơ có thể viết in hoa, cách lùi đầu dòng khi bắt đầu viết, khoảng cách giữa các chữ trong một dòng).

– Giáo viên đọc từng dòng thơ.

– Giáo viên đọc lại khổ thơ, yêu cầu học sinh rà soát lỗi chính tả (nếu có) và tự đánh giá bài viết; chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài làm của mình    – Học sinh nghe giáo viên đọc khổ thơ.

– Học sinh nghe đọc và viết vào vở.

– Học sinh nghe giáo viên đọc lại khổ thơ, rà soát lỗi chính tả; tự đánh giá bài viết; chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài làm của mình.

3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

a. Củng cố:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện lại tiếng, từ được học; đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; tìm các vần được ôn tập ở bài học của các môn học khác; đọc mở rộng qua một số sách, truyện phù hợp.

 

b. Dặn dò:

Giáo viên dặn học sinh.

 

– Học sinhnhận diện lại tiếng, từ được học; đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; tìm các vần được ôn tập ở bài học của các môn học khác; đọc mở rộng qua một số sách, truyện phù hợp.

 

– Học sinh biết chuẩn bị kiểm tra học kì I.

Leave a Comment