Giáo án bài Ôn tập những điều em đã học môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file aCHỦ ĐỀ 18: Ôn tập những điều em đã học BÀI ÔN TẬP 1 (TIẾT 3,4) Thứ ….. ngày ….tháng…. năm….. I.             Mục tiêu: 1.Kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

aCHỦ ĐỀ 18: Ôn tập những điều em đã học

BÀI ÔN TẬP 1 (TIẾT 3,4)

Thứ ….. ngày ….tháng…. năm…..

I.             Mục tiêu:

1.Kiến thức: Giúp HS:

Củng cố kĩ năng nói, nghe, đọc, viết các âm, vần đã học trong học kì I

          2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần, nhận diện cấu trúc của tiếng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV: SGK, SGV, Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc,tranh con chó, con mèo, con  gà, con vịt, con dê,…

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, vở bài tập Tiếng Việt tập 1; viết chì, bảng con, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, luyện tập.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

2. Ôn tập

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1. Khởi động, viết ngắn điều vừa nói

* Mục tiêu:Học sinh tìm và sử dụng được từ ngữ gọi tên các con vật; nói câu có từ ngữ gọi tên con vật tìm được; nêu được tên con vật mình thích nhất và giải thích lí do.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành luyện tập.

* Cách tiến hành:            

Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền tin”. Giáo viên yêu cầu học sinh“nối đuôi” nêu tên bộ phận cơ thể, đồ vật, tên con vật, cây cối có chứa vần ai, ay, ây, ao, ôi, ơi; lưu ý không trùng với nội dung ở bài ôn. Ví dụ: tai, tay, lông mày, giày, chổi, con dơi, sóc bay,…

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá bài mình, bài bạn.          

– Học sinh nói từ ngữ nêu tên bộ phận cơ thể, đồ vật, tên con vật, cây cối có chứa vần ai, ay, ây, ao, ôi, ơi;

– Học sinh đánh giá  mình, bài bạn (dựa vào hướng dẫn của giáo viên).

Hoạt động 2. Luyện tập đánh vần thông qua hoạt động đọc hiểu văn bản

* Mục tiêu: Học sinh tìm và đánh vần các tiếng có vần ai, ay, ây; đọc thành tiếng văn bản; tìm hiểu về văn bản.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên đọc bài “Ai gõ cửa?”.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đánh vần các tiếng có vần ai, ay, ây.

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng văn bản.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản thông qua các câu hỏi gợi ý: Hãy cho biết tên của bài em vừa đọc.Tác giả của bài đó là ai?Mỗi dòng thơ có mấy chữ?Bài thơ có những nhân vật nào?Nhân vật Cún có đáng yêu không? Vì sao?       – Học sinh nghe giáo viên đọc.

– Học sinh tìm và đánh vần thầm, từ có mấp máy môi đến không mấp máy môi: ngày, chạy, lại, thấy.

– Học sinh đọc thành tiếng văn bản.

– Học sinh tìm hiểu về văn bản qua việc trả lời các câu hỏi của giáo viên.

 

3. Hoạt động nối tiếp

a. Củng cố:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ chứa vần vừa được ôn tập, nhắc lại mô hình vần được học.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; tìm các vần được ôn tập ở bài học của các môn học khác; đọc mở rộng qua việc giới thiệu một số sách, truyện phù hợp.

b. Dặn dò:

Giáo viên dặn học sinh.

 

– Học sinh nhận diện lại tiếng, từ ngữ chứa vần vừa được ôn tập, nhắc lại mô hình vần được học.

– Học sinh đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; tìm các vần được ôn tập ở bài học của các môn học khác; đọc mở rộng qua việc giới thiệu một số sách, truyện phù hợp.

 

– Học sinh biết chuẩn bị cho tiết học sau.

 

 

Leave a Comment