Giáo án bài Ôn tập phần tiếng Việt theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 27 Ôn tập phần tiếng Việt I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : – Khái quát về lịch sử tiếng Việt : nguồn gốc, quan …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

27 Ôn tập phần tiếng Việt

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

– Khái quát về lịch sử tiếng Việt : nguồn gốc, quan hệ họ hàng, lịch sử phát triển và chữ viết của tiếng Việt.

– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : khái niệm giao tiếp ngôn ngữ, hai qua trình trong giao tiếp ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp, đặc điểm của dạng nói và dạng  viết trong giao tiếp ngôn ngữ.

– Hai phong cách ngôn ngữ ( PCNNSH và PCNNNT ) : khái niệm, các dạng biểu hiện, các đặc trưng cơ bản của từng phong cách và những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của từng phong cách.

– Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt : sử dụng đúng chuẩn mực và sử dụng hay.

2.Bảng mô tả các năng lực, phẩm chất:

STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nghe – nói –viết

1              Có khả năng tiếp nhận kiến thức các văn bản liên quan đến Tiếng Việt.   Đ1

2              Biết cách thu thập thông tin liên quan đến Tiếng Việt.

                Đ2

3              Có khả năng phân tích, so sánh đặc điểm của Tiếng Việt với loại hình ngôn ngữ khác.

                Đ3

4              Có khả năng trao đổi, thảo luận về hoạt động giao tiếp, phong cách ngôn ngữ văn bản

                N1

5              Sử dụng thành thạo Tiếng Việt để  tạo lập văn bản.

                V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

6              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

                GT-HT

7              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.    GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU:  CHĂM CHỈ, TRÁCH NHIỆM

8                – Chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân.

– Có tình yêu Tiếng Việt và có ý thức sử dụng Tiếng Việt một cách chuẩn mực, có trách nhiệm làm cho Tiếng Việt ngày một phong phú hơn..              CC

TN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(7phút)    Kết nối               Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến nội dung ôn tập Tiếng Việt.                – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,Đ4

GT-HT,GQVĐ     Ôn tập:

1. Hoạt động giao tiếp.

2.Những đặc điểm cơ bản của văn bản.

3.Đặc điểm cơ bản của PCNNSH và PCNNNT .

4.Lịch sử phát triển của Tiếng Việt.

5.Tổng hợp những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt chuẩn mực.           Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.       Đánh giá qua sản phẩm HĐ nhóm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3, Đ4, GQVĐ    Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não

.               Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)               

N1, V1

GQVĐ   Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.         Đánh giá qua sản phẩm cá nhân,   qua trình bày do GV và HS đánh giá.

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                                Tìm tòi, mở rộng kiến thức.         Dạy học hợp tác, thuyết trình.    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

a.            Mục tiêu: KẾT NỐI

b.            Nội dung: HS quan sát 2 văn bản, trả lời câu hỏi để tìm ra điểm giống và khác nhau về cách sử dụng ngôn ngữ.

VB 1:

– Vải hôm nay bán mấy?

– Kém ba xu dì ạ!

….

– Thế chẳng nhẽ rằng lại chơi?

Văn bản 2:

Đến đây mận mới hỏi đào:

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa:

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào…

-Phương tiện: Máy chiếu.

-Phương pháp, kĩ thuật: trình bày một phút.

c. Sản phẩm:

– Văn bản 1: Sử dụng từ ngữ trong đời sống sinh hoạt thường ngày: dân dã, mộc mạc…

– Văn bản 2: Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, chau chuốt, ẩn ý: mận, đào…

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            HĐ của HS

– GV giao nhiệm vụ:

Em hãyquan sát 2 văn bảnđể tìm ra điểm giống và khác nhau về cách sử dụng ngôn ngữ? (VB trong phần ND)

– GV đánh giá sản phẩm.

   Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Như vậy, Tiếng Việt là một trong 3 phân môn quan trọng trong quá trình đọc hiểu văn bản. Hôm nay, chúng ta sẽ tổng kết lại toàn bộ nội dung phần TV đã học ở Ngữ văn 10 gồm Khái quát về lịch sử tiếng Việt; Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Hai phong cách ngôn ngữ ( PCNNSH và PCNNNT ) ; Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt …   –  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.

– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.            Mục tiêu. Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,N1

b.            Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV, lần lượt làm các bài tập: thống kê lại nội dung, kiến thức đã học

c.             Sản phẩm: (gộp với mục d)

d.            Tổ chức thực hiện: (gộp với mục c)

 

Hoạt động của GV- HS    Sản phẩm

– GV giao nhiệm vụ:

+Hoạt động giao tiếp là gì ?

 

HS nhắc lại khái niệm HĐGT bằng ngôn ngữ.

Có những nhân tố nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?

HS nhắc lại 5 nhân tố

GV nhận xét và chốt lại nội dung cần nắm.

Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào ?

HS trả lời cá nhân

Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của PCNNSH và PCNNNT?

Tổ chức thảo luận nhóm:

 Nhóm 1: Điền vào chỗ trống các ô phía bên trái;

Nhóm 2: Điền vào chỗ trống các ô phía bên phải;

Nguồn gốc của tiếng Việt ?

Quan hệ họ hàng của tiếng Việt ?

 

Lịch sử phát triển của tiếng Việt ?

HS trả lời cá nhân

Lập bảng tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực ?

Tổ chức thảo luận nhóm:

 Nhóm 3: Điền vào chỗ trống 2 ô phía bên trái;

Nhóm 4: Điền vào chỗ trống 2 ô phía bên phải;

GV nhận xét và chốt lại nội dung cần nắm.

GV hướng dẫn HS làm câu 7.    I. Hoạt động giao tiếp :

-Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong hoạt động xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hay viết ), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức về tình cảm về hành động.

– Sự chi phối của các nhân tố :

+ Nhân vật giao tiếp.

+ Hoàn cảnh giao tiếp.

+ Nội dung giao tiếp.

+ Mục đích giao tiếp.

+ Phương tiện cách thức giao tiếp.

– Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình :

+ Tạo lập văn bản ( do người nói viết thực hiện ).

+ Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện )

II. Những đặc điểm cơ bản của văn bản :

+ Thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

+ Sự liên kết chặt chẽ giữa các câu.

+ Mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng một hình thức thích hợp.

+ Nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

* Văn bản : PCNNSH, PCNNNT, PCNNKH, PCNNCL, PCNNHC, PCNNBC.

 

III. Đặc điểm cơ bản của PCNNSH và PCNNNT :

 

PCNNSH

                PCNNNT

 

– Tính cụ thể.

– Tính cảm xúc.

– Tính cá thể.      – Tính hình tượng.

– Tính truyền cảm.

– Tính cá thể hóa.

IV. Trình bày khái quát về :

– Nguồn gốc của tiếng Việt :

Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

– Quan hệ họ hàng của tiếng Việt :

+ Thuộc dòng Môn-khmer.

+ Có quan hệ hò hàng gần gũi với tiếng Mường.

– Lịch sử phát triển của tiếng Việt :

+ Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

+ Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

+ Tiếng Việt dưới thời kì Pháp thuộc.

+ Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.

 

V. Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực :

 

Về ngữ âm và chữ viết   Về từ ngữ            Về ngữ pháp      Về phong cách ngôn ngữ

– Phát âm phải đúng chuẩn.

– Viết đúng chính tả.       Dùng đúng với hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp.  Sử dụng câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.                Khi nói và viết phải phù hợp với các đặc trưng của từng phong cách.

 

V. Chọn câu đúng : b d, g, h và các câu còn lại sai.

 

GV hướng dẫn HS điền vào bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

                VII. Bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết :

 

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng                Các yếu tố phụ trợ           Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

 

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết   – Người nói, người nghe trao đổi trực tiếp với nhau , để đổi vai, luân phiên.

– Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.

– Người nghe phải tiếp nhận lĩnh hội kịp thời.- Người viết, người đọc trao đổi, tiếp xúc gián tiếp qua văn bản.

– Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa ngôn ngữ.

– Người đọc có thể đọc lại nhiều lần để lĩnh hội.  – Phương tiện hỗ trợ như : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của người nói.

Phương pháp hỗ trợ là hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, biểu bảng, sơ đồ.            – Từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, các biệt ngữ, trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.

– Sử dụng câu tỉnh lược, đối đáp.

– Từ ngữ :

đúng với từng phong cách.

– Câu văn :

đúng chuẩn ngữ pháp.

HĐ 3.LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Đ3,Đ4,N1

b. Nội dung : GV hướng dẫn HS sử dụng:

– Phương tiện: Sgk, vở ghi

– Phương pháp, kĩ thuật: trình bày 1 phút.

Để thực hiện nhiệm vụ luyện tập GV yêu cầu:

 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Có oản, anh tình phụ xôi

Có cam phụ quýt, có người phụ ta

Có quán tình phụ cây đa

Ba năm quán đổ, cây đa hãy còn

Có mực, anh tình phụ son

Có kẻ đẹp tròn, anh phụ nhân duyên

Có bạc, anh tình phụ tiền

Có nhân ngãi mới, anh quên em rồi.

(Văn học 10, tập một, NXB Giáo dục – 2000, tr.71)

Phân tích nghệ thuật ẩn dụ, so sánh trong lời ca.

c.             Sản phẩm:

– Nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với cách nói so sánh xuất hiện trong từng lời ca. Hàng loạt các hình ảnh gợi giá trị vật chất oản – xôi, cam – quýt, quán – cây đa, mực – son, bạc – tiền được đặt trong thế đối sánh dể thể hiện cho người và ta, người mới và người cũ. tình mới và tình cũ: Anh chàng trong bài ca là kẻ hám vật chất, phụ bạc, “có mới nới cũ” nên dù đã có xôi, có quýt, có cây đa, có son, có tiền, tức là có cô gái/người vợ, chủ thể cùa lời ca rồi, mằ cồn phụ tình, phụ nghĩa để đến với người mới.

    – Tuy sử dụng cách nói so sánh nhưng lời ca không nhấn vào sự chênh lệch giữa người cũ và người mới mà chủ yếu đặt các hình tượng trong tương quan đối sánh khá ngang bằng từ đó nhấn mạnh, khắc sâu sự bội bạc của người đàn ông. Cô gái/người vợ kia có đến nỗi nào đâu mà bị anh ta ruồng rẫy để theo người khác?!

 

d.            Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (ngữ liệu ở mục Nội dung hoạt động)

 (Văn học 10, tập một, NXB Giáo dục – 2000, tr.71)

Phân tích nghệ thuật ẩn dụ, so sánh trong lời ca?

– Đánh giá sản phẩm của HS.        –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(NL giải quyết vấn đề)

 

HĐ 4.VẬN DỤNG

a.            Mục tiêu: N1, V1

b.            Nội dung: HS sử dụng kĩ năng viết đoạn văn để trình bày ý kiến cá nhân về kĩ năng giao tiếp tiếng Việt của tuổi trẻ ngày nay.

c.             Sản phẩm: Đoạn văn hoàn chỉnh của HS (có câu chủ đề): đúng nội dung đề yêu cầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

– GV giao nhiệm vụ:

    Từ phần Ôn tập, hãy viết đoạn văn 200 từ bày tỏ suy nghĩ về kĩ năng giao tiếp tiếng Việt của tuổi trẻ hôm nay trong cuộc sống.

– Đánh giá sản phẩm của HS.

– Chuẩn kiến thức            – HS thực hiện nhiệm vụ.

(Vận dụng phần bài ôn Hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt để liên hệ )

–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

(NL giải quyết vấn đề)

 

HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a.Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi kiến thức, mở rộng hiểu biết về Tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt hiệu quả.

b. Nội dung hoạt động: Hs lập sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức của bài học

c. Sản phẩm: bài làm của học sinh tại nhà.

d. Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV            HĐ của HS

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm, đọc thêm các bài viết về ngôn ngữ tiếng Việt, đọc Từ điển tiếng Việt để có thêm vốn ngôn ngữ.

– Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS.

                -HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Tìm kiếm qua sách báo, truy cập internet.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

(NL tự học)

IV. Hướng dẫn học sinh tự học

      – Hoàn thiện các BT trong sgk.

      – Tìm thêm ví dụ về các biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản đã học.

   V. Tài liệu tham khảo

      – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…

      – Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 10.

      – Ôn tập tiếng Việt 10

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

    VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Leave a Comment