Giáo án bài Ôn tập soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 35: Ôn tập                                 I. MỤC TIÊU:                 1. Kiến thức: – Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về điện học, nam …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

35: Ôn tập

               

                I. MỤC TIÊU:

                1. Kiến thức:

– Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về điện học, nam châm, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng.

– Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức đã học vào một số trường hợp cụ thể.

2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức đã học.

– Rèn kĩ năng giải các bài tập định lượng.

3. Thái độ:

– Khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học.

                                4. Các năng lực có thể hình thành cho học sinh:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

               

                II. CHUẨN BỊ:

                1. Chuẩn bị của giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: Đồ dùng dạy học:

                + Bảng phụ ghi các nội dung cần thiết.

                2. Chuẩn bị của học sinh: Kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

 

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học nghiên cứu tình huống.

– Dạy học hợp tác.            – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

….

B. Hoạt động hình thành kiến thức                          

C. Hoạt động hình thành kỹ năng              – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm.    – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của GV và học sinh   Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (15 phút)

1. Mục tiêu:

Hệ thống hóa các công thức vật lý đã học phần học kỳ I lớp 9.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

+ Hệ thống tóm tắt kiến thức từ bài 1 đến 32.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá.

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Nêu các công thức tính các đại lượng vật lý sau:

++ I,U,R theo định luật Ôm và cho các đoạn mạch nối tiếp, song song.

++ Công, công suất, nhiệt lượng.

+ Phát biểu được quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV.

– Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:           

Các công thức tính:

 

I =

 R = 

Đoạn mạch nối tiếp.

 IAB = I1 =I2 = I3

UAB = U1+U2+U3

RAB= R1+R2+R3+

Đoạn mạch song song.

IAB = I1+I2+I3

UAB = U1 = U2= U3

Điện trở dây dẫn R =  

P = U.I

A = P.t = U.I.t

Q = I2.R.t

 

Quy tắc nắm tay phải:

Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

 

Quy tắc bàn tay trái:

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC              

C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KỸ NĂNG (25 phút)

1. Mục tiêu: – Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu GV cung cấp.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm: lời giải mỗi bài tập 1,2,3 theo yêu cầu.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Yêu cầu HS nêu quy tắc bàn tay trái, vận dụng xác định chiều của lực điện từ, chiều của đường sức từ, chiều của dòng điện trong các trường hợp bài 1,2,3.

+ Bài 1: Một bóng đèn có ghi: 6V-3W

a) Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn?

b) Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn?

c) Mắc đèn này vào hai điểm có hiệu điện thế 5V, tính công suất tiêu thụ của đèn?

+ Bài 2. Quan sát hình vẽ (hình 2). Cho biết.

a. Khung dây sẽ quay như thế nào? Tại sao?

b. Khung có quay được mãi không? Vì sao? Cách khắc phục?

+ Bài 3: Xác định chiều của đại lượng còn thiếu trong các hình vẽ sau. Biết người ta thường dùng kí hiệu:         Chiều từ ngoài vào trong

               

Chiều từ trong ra ngoài.

 

– Học sinh tiếp nhận: Đọc thông tin hướng dẫn và giải.

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

+ Đọc yêu cầu đề bài và thảo luận cặp đôi tìm hướng giải.

+ Lên bảng giải cá nhân.

– Giáo viên:

+ Chiếu nội dung đề bài hoặc ghi bảng phụ.

+ Điều khiển nhóm giải nháp, giải vào bảng nhóm.

+ Gọi HS lên bảng trình bày lời giải.

– Dự kiến sản phẩm: cột nội dung.

*Báo cáo kết quả: cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá.   

 

Bài 1:

a) Con số ghi trên đèn chỉ các giá trị định mức của đèn khi đèn hoạt động bình thường Uđm = 6V; Pđm = 3W.

b) Cường độ dòng điện định mức của đèn:  A

 Điện trở của đèn khi nó sáng bình thường:                         

c) Khi mắc đèn vào hai điểm có hiệ điện thế 5V

 Cường độ dòng điện qua đèn là:

 A ≈ 0,417A

 

Bài 2:

 

a) Dựa vào quy tắc bàn tay trái ta xác định được chiều cặp lực điện từ F1 và F2  (như hình vẽ) làm cho khung dây ABCD quay theo chiều ngược kim đồng hồ.

b) Khi khung dây quay đến vị trí vuông góc với mặt phẳng nằm ngang thì không quay tiếp được nữa. Hai lực F1 và F2 lúc này kéo cho khung dây dãn ra.

– Khắc phục bằng cách khi khung dây quay được nửa vòng thì đổi chiều dòng điện chạy qua khung dây dẫn (lắp thêm vành khuyên, thanh quét – Bộ góp điện trong động cơ điện 1 chiều)

 

Bài 3:

 

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

Về nhà ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 32 tiết sau kiểm tra 1 tiết học kì I.

– Học sinh tiếp nhận:

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT và KT HK I vào tiết học sau.       

Leave a Comment