Kéo xuống để xem hoặc tải về!
34 Ôn tập
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
– Khái quát được đặc điểm của các ngành ĐVKXS từ thấp đến cao.
– Thấy được sự đa dạng về loài của động vật.
– Phân tích được nguyên nhân sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường.
– Thấy được tầm quan trọng của ĐVKXS với con người và đối với tự nhiên.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
– Năng lực phát hiện vấn đề
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học
– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT – Năng lực kiến thức sinh học
– Năng lực thực nghiệm
– Năng lực nghiên cứu khoa học
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Bảng phụ ghi nội dung bảng1, 2
2. Học sinh:
– Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ. (không)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tính đa dạng của ĐVKXS(13’)
– GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 SGK tr.99 và làm bài tập.
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống.
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
– GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng.
-GV chốt lại đáp án đúng.
– Từ bảng 1 GV yêu cầu HS :
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành ?
+ Bỏ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật?
– GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của ĐVKXS
– HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1:
– Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật .
– Ghi tên các đại diện.
– Một vài HS viết kết quả lớp nhận xét bổ sung
– HS vận dụng kiến thức bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
– Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời I. Tính đa dạng của ĐVKXS.
* Kết luận: Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của ĐVKXS(13’)
– GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc( ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6
– GV gọi HS hoàn thành bài tập .
– GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau
– HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2
– Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét bổ sung. II. Sự thích nghi của ĐVKXS
*Kết luận : (Bảng 2 trang 100/SGK)
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS(13’)
– GV yêu cầu HS đọc bảng3 → ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
– GV gọi HS lên điền bảng
– GV cho SH bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
– GV chốt lại bằng bảng chuẩn
– HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bẩng 3.
– 1 HS lên điền lớp nhận xét bổ sung
– Một số HS bổ sung thêm. III. Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS
Bảng 3: Tầm quan trọng trong thực tiễn của ĐVKXS
Tầm quan trọng Tên loài
– Làm thực phẩm
– Có giá trị xuất khẩu
– Được nhân nuôi
– Có giá trị chữa bệnh
– Làm hại cho cơ thể động vật
– Làm hại thực vật
– Làm đồ trang trí – Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
– Tôm, cua, mực
– Tôm, sò, cua..
– Ong mật.
– Sán lá gan, giun đũa.
– Châu chấu, ốc sên
– San hô, ốc
3. Củng cố(4’)
Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A Cột B
1- Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể .
2- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào .
3- Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4- Cơ thể mềm thường không phân đốtvà có vỏ đá vôi.
5- Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun
c- Ngành ruột khoang
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
4. Dặn dò(1’)
– Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
– Chuẩn bị cho bài kiểm tra HKI.
5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy: