Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Ôn tập và đánh giá chủ đề cộng đồng địa phương
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
– Hệ thống nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
– Năng lực riêng:
● Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, trình bày và tranh luận bảo vệ ý kiến của mình.
3. Phẩm chất
– Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
– Giáo án.
– Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
– SGK.
– Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.
– Tranh ảnh về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán ở địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 1)
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa ở địa phương em
a. Mục tiêu:
– Hệ thông được nội dung đã học về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán.
– Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
– GV yêu cầu HS làm các câu 1, 2 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương vào Vở bài tập.
Bước 2: Làm việc nhóm 6
– GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và thống nhất cách trình bày theo sơ đồ gợi ý ở SGK trang 59.
– GV khuyến khích các nhóm trình bày có hình ảnh minh họa.
Bước 3: Làm việc cả lớp
– GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
– GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.
– GV hoàn thiện phần trình bày của HS.
– HS làm bài vào Vở bài tập.
– HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo sơ đồ gợi ý.
– HS trình bày.
TIẾT 2
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
– GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 2)
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”
a. Mục tiêu: Bước đầu lập luận được những ưu điểm của việc mua hàng hóa ở chợ hoặc siêu thị.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm 6
– GV hướng dẫn HS: Mỗi nhóm chọn thích mua sắm ở chợ hoặc siêu thị và tìm những lí do tại sao nhóm lại thích mua hàng ở đó.
Ví dụ:
+ Tôi thích mua sắm ở chợ vì thực phẩm ở chợ vừa rẻ vừa tươi.
+ Tôi thích mua sắm ở siêu thị vì đến siêu thị có thể mua được nhiều thứ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
– GV gọi hai nhóm lên bảng: một nhóm thích mua sắm ở chợ và một nhóm thích mua sắm ở siêu thị.
– GV hướng dẫn HS: hai nhóm tranh luận, lần lượt đưa ra lí do vì sao thích mua sắm ở chợ và siêu thị.
– GV yêu cầu các HS khác theo dõi, cổ vũ và nhận xét phần tranh luận của hai nhóm chơi.
– GV hoàn thiện phần tranh luận của hai nhóm và cùng cả lớp bình chọn cho nhóm có lập luận thuyết phục hơn.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
a. Mục tiêu: Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm 4
– GV yêu cầu các nhóm quan sát các tình huống 1 và 2, thảo luận, trả lời câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn điều gì trong từng tình huống? Vì sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp
– GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
– HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.
– GV hoàn thiện phần trình bày của HS.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”.
– HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.
– HS trình bày:
+ Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn không nên đưa đồ khi xe buýt đang chạy, đợi xe buýt dừng hẳn để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
– Tình huống 2: Em sẽ khuyên các bạn phải ngồi ngay ngắn và nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người, tránh va cham và tai nạn giao thông.