Giáo án bài Ôn tập văn biểu cảm soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần 16 Ngày soạn:   Ngày dạy:   I- Mục tiêu: Kiến thức:     Tiết 61:        ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM   +HS thấy …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần 16

Ngày soạn:

 

Ngày dạy:

 

I- Mục tiêu:

  1. Kiến thức:
 

 

Tiết 61:        ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM

 

+HS thấy được những điểm quan trọng nhất về làm văn biểu cảm.

+Hs phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

+ Hs biết tổng hợp so sánh với các kiểu văn đã học( tự sự, miêu tả, biểu cảm)

2.Kĩ năng:

+ Lập được ý, dàn bài, biết diễn đạt trong bài văn biểu cảm.

3.Thái độ:

+ yêu thích văn biểu cảm

4.Năng lực, phẩm chất:

+ Phẩm chất: trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự trọng

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  1. Thầy: Bài soạn
  2. Trò: Đọc và tìm hiểu kĩ trước vb, tìm kiếm các thông tin liên quan.

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH: dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, giả quyết vấn đề….
  • KTDH: đặt câu hỏi, thuyết trình tích cực, trình bày 1p, hỏi và trả lời, ….

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức

*Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của hs

  • Tổ chức khởi động :

-GV chiếu một số đoạn văn biểu cảm, tự sự, miêu tả,….

Hoạt động cá nhân 2p

-Hs đọc và chỉ tên PTBC của từng đoạn văn?

  • GV sử dụng kĩ thuật trình bày tích cực, gọi nhiều hs trả lời
  • GV giới thiệu bài…..

 

2.Hoạt động luyện tập

Hoạt động của thầy- trò

Nội dung cần đạt

HĐ1: Câu 1,2

  • PP: dạy học giải quyết vấn đề , hợp tác theo nhóm nhỏ.
  • KT: Thuyết trình tích cực,thảo luận nhóm.
  • NL: giao tiếp hợp tác,tự học.

Câu 1

 

Hoạt động nhóm 5p

+ 2p làm việc cá nhân ghi vào phiếu học tập

+3p trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm ghi vào phiếu học tập.

Đọc lại vb: Hoa Hải Đường, An Giang, Hoa học trò(bài 5,6), Kẹo mầm (bài 11)

? Nêu sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm? văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?

Đại diện các nhóm trình bày kết quả , nhóm khác nx, bổ sung, gv chốt kiến thức.

 

 

 

Miêu tả

Biểu cảm

 

  • Tái hiện đối

tượng (người vật) để cảm nhận cảm nhận

  • Tả cụ thể chi tiết làm nổi bật dối tượng
  • NT thường dùng: Miêu tả, quan sát, so sánh.
  • Miêu tả đối tượng để

bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình

 

  • Gợi tả, kể để bộc lộ cx.

 

 

  • NT thường dùng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá

 

 

Câu 2

 

Tự sự

Biểu cảm

 

– Kể lại 1 sự việc (câu chuyện) có đầu, có cuối, nguyên nhân diễn biến, kết quả.

– Y.tố tự sự chỉ làm nền nhằm nêu cx qua sự việc không đi sâu vào nguyên nhân và kết quả.

 

HĐ2: Câu 3

  • Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
  • KT: trình bày 1 phút
  • Năng lực : tự học.tự nhận thức.

Hoạt động cá nhân 2p

HS trả lời câu hỏi

?Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm? Nhiệm vụ biểu cảm?

Gọi 1 số hs lên trước lớp thuyết trình trong 1 phút.Các bạn khác nx, bổ

sung, gv hoàn chỉnh kiến thức.

Câu 3

  • TS và miêu tả làm giá đỡ cho t/c, cx bộ lộ
  • Thiếu các yếu tố đó thì t/c sẽ mờ nhạt, không cụ thể vì t/c thường nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể -> bài văn thiếu tính thuyết phục

-VD: Biểu cảm về người mẹ yêu quý thì phải thông qua việc mẹ làm, tình cảm mẹ dành cho, tả, kể về mẹ để thể hiện cx với mẹ.

 

HĐ3: Câu 4

– Phương pháp:dạy học giải quyết vấn đề

 

 

      
 

 

  • KT: đăt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, thuyết trình tích cực
  • Năng lực : tự học, tự đánh giá.

Gv sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời

? Hãy nhắc lại các bước của quá trình tạo lập văn bản?

Làm việc cá nhân 3p

? Lập dàn ý cho đề văn: “cảm nghĩ về mùa xuân”

Gọi hs thuyết trình tích cực trước lớp

,các hs khác nx, bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức.

 

 

Câu 4

  • Bước 1:Tìm hiểu đề và xác định chủ đề

+ Xác định t/c biểu hiện đối với mùa xuân

  • Bước 2: Lập dàn bài:

+ MB: Nêu cảm nghĩ chung về mx: Mùa đâm chồi nảy lộc, đêm lại tuổi mới, đánh dấu sự trưởng thành của con người.

+ TB: Mùa xuân mùa sinh sôi của muôn loài, mùa đánh dấu những kế hoạch mới của mọi người … triển khai rõ những cảm nhận về mx.

+ KB: Nêu khái quát cảm nghĩ về mx đối với mình và mọi người chung quanh.

  • Bước 3: Viết bài
  • Bước 4: Đọc và sửa chữa

HĐ4: câu 5

  • Phương pháp:dạy học giải quyết vấn đề

  • KT: trình bày 1p
  • Năng lực : tự học, tự đánh giá.

Hoạt động cá nhân 3p

? Kể tên những bài thơ biểu cảm đã học và cho biết biểu cảm theo cách trực tiếp hay gián tiếp ?

Gọi hs trình bày 1p trước lớp ,các hs khác nx, bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức

Câu 5

– VD: Qua Đèo Ngang, ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê( biểu cảm gián tiếp)

Sông núi nước Nam, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (biểu cảm trực tiếp)

  1. Hoạt động vận dụng:

-Hoạt động cá nhân 2p

Viết đoạn văn 5 câu cảm nhận tiết học hôm nay?gạch chân những từ biểu cảm? Gv gọi một số hs trình bày tích cực , các hs khác nhận xét ,trao đổ ,bổ sung.

Gv đánh giá nhận xét động viên khuyến khích hs và chốt kiến thức.

4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

*Tìm đọc những bài văn biểu hay trong sgk/trg 146,154 và trên mạng .

  • Nắm vững nội dung bài học
  • Chuẩn bị: Sài Gòn tôi yêu ( đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk ) GV cho hs kí hợp đồng phần tác giả , tác phẩm

? Xác định thể loại của vb?

? Chỉ ra PTBĐ của VB?

 

? Văn bản này có thể chia ra làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần? Đại diện các nhóm kí vào biên bản hợp đồng với GV.

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy

                       

            Tiết 62             ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM.

           

            1. Mục tiêu:

            Giúp HS

            a. Kiến thức:

            – Ôn lại những điểm quan trọng I về lí thuyết làm văn biểu cảm: phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong vănbiểu cảm, cách lập ý và lập dàn bài cho 1 đề văn biểu cảm, cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.

            b. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng hệ thống các kiến thức đã học.     

            c. Thái độ:

            – Giáo dục ý thức tự giác học tập cho HS.

2. Chuẩn bị:

a.GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

b.HS: Xem lại kiến thức văn biểu cảm, dụng cụ kiểm tra.

3. Phương pháp dạy học:

Phương pháp tái tạo.

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định tổ chức: 

4.2. Kiểm tra bài cũ:

            * Làm 1 đoạn thơ lục bát? (10đ)

            HS đáp ứng yêu cầu ủa GV.

            4.3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Tiết này chúng ta sẽ đi vào Ôn tập văn biểu cảm.

            Hoạt động của GV và HS.                                             *Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm.                                                                                 – Đọc lại các đoạn thơ 5, 6, 7, 9, 12.

            * Hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác
nhau như thế nào?                                                                    HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.                         GV treo bảng phụ, ghi sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm.                                                    

                                                                         

*Hoạt động 2: Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sư.                                                                            HS đọc bài Kẹo mầm.

            * Hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?                                                                                               

                       

 

                                                                       

            **Hoạt động 3: Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.           

* Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò
gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào?

            HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.                        

            *Hoạt động 4: Các bước thực hiện 1 bài văn biểu
cảm.                                                                                         * Nêu các bước thực hiên 1 bài ăn biểu cảm?    

                                                                                               

 

*Hoạt động 5: Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong văn biểu cảm.                                                                  * Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào? người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ  em có đồng ý không? Vì sao?                                      – Ngôn ngữ văn biểu cảm bần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ.

ND bài học.

I. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:
 

– Văn miêu tả: Nhằm tái hiện đối tượng sao cho người ta cảm nhận được nó.

– Văn biểu cảm: Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.

II. Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sư:

 

– Văn tự sự: Nhằm kể lại 1 câu chuyện có đầu có đuôi, có nhuyên nhân, diễn biến, kết quả.

– Trong văn biểu cảm: Yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảmxúc qua sự việc.

III. Tự sự, miêu tả trong văn biểu  cảm:

– Vai trò: Làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ.

– Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể.

IV. Các bước thực hiện 1 bài văn biểu cảm:

Bốn bước:

– Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.

– Bước 2: Lập dàn ý.    

– Bước 3: Viết bài.

– Bước 4: Đọc lại và sửa chữa.

V. Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong văn biểu cảm:
– So sánh.

– Ẩn dụ.

– Nhân hoá.

– Điệp ngữ.

 

            4.4. Củng cố và luyện tập:

            * Văn biểu cảm khác văn miêu tả ở điểm nào?

            – Văn miêu tả tái hiện đối tượng để người ta cảm nhận được nó.

            – Văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình.                                            

            * Văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?

            – Văn tự sự nhằm kể lại 1 câu chuyện có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

            – Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc.

            4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

            Học bài.

            Làm BT, VBT.

            Chuẩn bị bài “Trả bài làm văn số 3”: Xem lại các lỗi sai.

 

Leave a Comment