Giáo án bài ôn tập về phép cộng, phép trừ toán trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 48: ôn tập về phép cộng, phép trừ Trong phạm vi 1000. (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kĩ năng: – Thực hiện …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 48: ôn tập về phép cộng, phép trừ

Trong phạm vi 1000. (tiết 2)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Thực hiện được các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

– Giải và trình bày được bài giải của bài toán liên quan đến phép cộng, trừ trong pham vi 100.

2. Năng lực, phẩm chất:

a. Năng lực:

– Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

b. Phẩm chất:

– Yêu thích học môn Toán và có hứng thú với các con số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Powerpoint bài giảng, tranh minh họa, bảng phụ, thẻ chơi trò chơi.

2. Học sinh: SHS, vở ghi Toán, bộ đồ dùng toán học, bảng con.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TG       NỘI DUNG    HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

            1. Ôn tập và khởi động:

MT: Tạo tâm thế cho hs vào bài.   – GV cho HS khởi động theo bài hát: Em học toán.

– GV cho HS chơi trò chơi: Rung chuông vàng.

– GV nhận xét, kết nối vào bài học.

– GV ghi bảng: Ôn tập về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.      – Lớp khởi động theo bài hát: Em học toán.

– HS tham gia trò chơi theo nhóm đôi.

– HS ghi vở.

            2. Luyện tập

* Bài 4: Tính.

MT: HS biết thực hiện phép tính và nêu được cách tính.

– GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.

– GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

– Sau khi HS làm bài, yêu cầu HS đổi vở chữa bài cho nhau.

– GV chiếu bài làm 1 – 2 HS chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm.

– GV nhận xét, chốt kết quả đúng. – HS đọc yêu cầu bài toán.

– HS làm bài vào vở ghi.

– HS đổi chéo vở, kiểm trả lỗi sai (nếu có).

– HS nêu cách làm bài.

            3. Hoạt động vận dụng

* Bài 5: Bài toán có lời văn.

MT: HS vận dụng được kĩ năng, kiến thức vào giải toán có lời văn.

* Trò chơi Bingo       – GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a.

– GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài, ta làm phép tính gì?

+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam cần 95 quả xoài. Mẹ đã hái 36 quả. Vậy mẹ cần phải hái bao nhiêu quả?”. Vậy ta thực hiện phép tính nào?

– GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

– GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.

– GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b.

– GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4:

+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.

+ HS giải bài toán vào bảng phụ.

– GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.

– GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:

+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính cộng trong bài toán này?

– GV nhận xét, tuyên dương.

– Chuẩn bị: Bảng Bingo, bút lông.

– Cách chơi:

+ GV chia các đội (Mỗi bàn là 1 đội), phát bảng bingo và bút lông cho các đội.

+ GV lần lượt nêu và chiếu các phép tính (mỗi phép tính chiếu 7 giây).

+ HS tính nhẩm kết quả rồi khoanh tròn vào ô có kết quả tương ứng.

+ Đội có các ô cùng hang được khoanh thì hô Bingo.

+ GV cùng HS kiểm tra kết quả.    – HS đọc bài toán.

– Bài toán cho biết: Mẹ Nam cần 95 quả xoài. Mẹ đã hái được 35 quả.

– Bài toán hỏi: Mẹ còn phải hái bao nhiêu quả xoài?

– Muốn biết mẹ phải còn phải hái bao nhiêu quả xoài, phải làm phép tính trừ.

– Phép tính của bài toán: 95 – 36.

– HS làm bài vào vở.

Mẹ còn phải hái số quả xoài là:

95 – 36 = 59 (quả).

Đáp số: 59 quả xoài.

– HS nêu cách làm bài của mình.

– HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).

– HS đọc bài toán.

– HS làm việc nhóm 4:

+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.

+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.

Vườn nhà Thanh có số cây vải là:

27 + 18 = 45 (cây)

Đáp số: 45 cây vải.

– HS trình bày bài làm của nhóm.

– HS giao lưu:

+ Bài toán thuộc dạng nhiều hơn (Số cây vải nhiều hơn số cây nhãn 18 cây).

– HS lắng nghe luật chơi, cách chơi.

– Thông qua trò chơi:

+ HS củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép cộng, trừ trong phạm vi 100.

+ Tạo hứng thú với các con số trong học tập.

+ HS được tương tác qua trò chơi.

            4. Củng cố- dặn dò:

MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức.         – Hôm nay, con đã học những nội dung gì?

– Sau khi học xong bài hôm nay, con có cảm nhận hay ý kiến gì không?

– GV tiếp nhận ý kiến.

– GV nhận xét, khen ngợi lớp học. – HS nhắc lại tên bài học.

– HS nêu ý kiến của mình.

– HS lắng nghe.

Leave a Comment