Giáo án bài ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo) môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 96: ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo) I. Mục tiêu: sau bài học, hs: 1. Kiến thức, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 96: ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5.

– Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Năng lực:

– Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất:

– Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, …

2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

TG       Nội dung        Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        1. Khởi động :

MT : Tạo tâm thế vui tươi, hứng thú cho hs vào bài.      – Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”.

-GV nêu quy luật: Cô chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào thực hiện xong các bài toán nhanh

hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.

– Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

– Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000

– Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

            – HSTL

– HS lắng nghe

-HS chơi.

            2. Thực hành -luyện tập

MT: HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng áp dụng vào giải bài tập.      – Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 (tiếp theo)”.

– GV ghi bảng tên bài lên bảng.      – HS lắng nghe

– 3 HS nhắc lại – Cả lớp đồng thanh và ghi vở.

7’        Bài tập 1 : MT: củng cố kĩ năng tính nhẩm phép cộng, trừ trong phạm vi 1000.

            – Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

– Cho lớp tự làm cá nhân

– Cho 2 bạn cùng bàn trao đổi kết quả, 1 bạn nêu phép tính, 1 bạn trả lời

– Cho hs lên bảng trình bày và giao lưu

*CHỮA BÀI:

– GV gọi 2 hs lên trình bày bảng phụ.

– Cô mời đại diện nhóm … trình bày.

– GV cho HS giao lưu.

– Cảm ơn nhóm… . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..

– GV cho HS giao lưu

– Cô khen các con làm việc tốt

GV Chốt: Như vậy, con đã biết thực hiện cộng, trừ nhẩm với các số tròn trăm và biết dựa vào phân tích số để tính  nhẩm nhanh nữa.    – HS nghe

-HSTL

– HS làm bài

-Trao đổi theo bàn

– 2 hs lên trình bày.

HS1: Bạn nào có câu hỏi cho tớ không?

HS khác: Câu tính nhẩm 300 + 600 như thế nào?

HS1: ba trăm cộng 6 trăm là 9 trăm. Tớ viết 900.

HS khác: cậu làm đúng rồi.

HS2: Có bạn nào ra kết quả giống tớ không?(cả lớp giơ tay). Câu tính nhẩm 400+60+3 như thế nào?

HS khác:Ta hiểu đây là số gồm 4 trăm, 6 chục và 3 đơn vị. Tớ viết luôn 463.

HS 2: bạn trả lời đúng rồi.

– Cả lớp vỗ tay.

8’        Bài tập 2 : MT: củng cố kĩ năng tính nhẩm phép nhân, chia     – Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1

? Đề bài y/c gì?

Với bài 2 này các con có muốn thực hiện qua một trò chơi không?

Đó là trò chơi truyền điện. Mõi bạn sẽ nêu một phép tính bất kì trong bài 2 này để truyền điện. Bạn nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay và được truyền điện tiếp; bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Chúng mình có nhất trí không?

-Tổ chức cho hs chơi

– Nhận xét hs chơi và khen hs làm tốt.

GV chốt: Qua trò chơi các con đã củng cố lại các bảng nhân, chia trong bảng 2 và bảng 5.Chúng ta hãy nhớ để thực hiện tốt các bài toán khác nhé.         – HS nghe

-HSTL

-Cả lớp chơi

10’      Bài tập 3

MT: HS vận dụng KT, KN đã học để quan sát tranh, nêu phép tính    –           Y/c hs đọc yêu cầu

–           Bức tranh ở bài 3 vẽ những gì?

–           T/c thảo luận nhóm 2: Quan sát tranh nêu tình huống phù hợp với 1 phép tính nhân thích hợp, rồi từ phép nhân đó con viết thành 2 phép tính chia tương ứng.

*CHỮA BÀI:

– GV gọi 2 nhóm lên trình bày

– Cô mời đại diện nhóm … trình bày.

– Vì sao con nêu được phép tính 5 x 4 = 20?

Từ phép tính nhân, con đã nêu được 2 phép tính chia. Vậy con có thể nêu bài toán tương ứng với 20: 4 = 5 như thế nào?

-Nhận xét, khen bài hs làm tốt.

* Tình huống: hs viết phép tính 4 x 5 = 20. GV cũng yc hs nêu bài toán thích hợp. Rồi yc hs nêu phép tính cộng tương ứng 5 + 5+5+5. Vậy 5 được lấy 4 lần, nên phép tính trên là chưa hợp lý.          -HSTL

-HS thảo luận nhóm 2

HSTL: Vì có 4 cột, mỗi cột 5 bóng đèn. Vậy có tất cả 20 bóng đèn.

HSTL: Có 20 bóng đèn chia đều vào 4 cột. Hỏi mỗi cột có bao nhiêu bóng đèn?

            Trò chơi Ai nhanh, ai đúng –           GV tổ chức cho hs dùng thẻ A,B, C chọn đáp án đúng.

–           Mỗi câu hỏi là một phép tính và 3 câu trả lời. Sau thời gian 5 giây, hs giơ thẻ. HS nào sai sẽ bị thu thẻ không được chơi tiếp. Tổ nào còn nhiều bạn chơi thì tổ đó thắng.

–           Nhận xét hs chơi      –           Cả lớp tham gia chơi

2’        4. Củng cố – dặn dò

MT: HS khắc sâu kiến thức.           – Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

– Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?

– GVNX tiết học.

– Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000(tiếp theo)”

            – HSTL

– HSTL

– HS nghe

Bài 96: ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5.

– Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Năng lực:

– Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất:

– Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, …

– 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’

15’

A. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng  được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

Bài tập 4.

Mục tiêu: vận dụng KT,KN để giải toán

Bài tập 5

Mục tiêu: vận dụng KT,KN để giải toán

– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố ban”

-GV nêu quy luật: Cô đưa câu hỏi để tìm số đúng. Bạn nào trả lời nhanh hơn và đúng sẽ được thưởng hoa.

– Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

– Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000.

– Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

– Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

– Bài toán yc gì?

– Cho hs thảo luận nhóm 4, tính và điền số vào bảng phụ.

– Mời từng nhóm lên trình bày và giao lưu.

-Nhận xét, chốt bài đúng.

GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a.

– GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam có 20 quả dưa hấu. Nếu có 5 rổ dưa thì mỗi rổ sẽ có mấy quả”. Mời các con làm bài giải.

– GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

– GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.

– GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b.

– GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2:

+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.

+ HS giải bài toán vào bảng phụ.

– GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.

– GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:

+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính 20 : 5 = 4 (rổ)?

-Nhận xét, chốt bài đúng.

GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán      

– HS tham gia trò chơi:

– HS lắng nghe.

– Hs lắng nghe

– HS ghi tên bài vào vở.

-HSTL

-Các nhóm thảo luận.

-2 nhóm lên trình bày.

Nhóm 1: Các bạn có câu hỏi gì ko?

HS khác: Tại sao bạn ghi 5 xe đạp có 10 bánh xe?

Nhóm 1: Vì mỗi xe đạp có 2 bánh. 5 xe đạp sẽ có 2 x 5 = 10 bánh.

Nhóm 2: Các bạn có ra kết quả giống nhóm tôi không?

Vậy nếu 6 bánh xe  thì có bao nhiêu xe đạp?

HS khác: có 3 xe đạp vì 6 : 2 = 3.

– HS đọc bài toán.

-HSTL

– HS làm bài vào vở.

Mỗi rổ cần số quả dưa là:

20: 5 = 4 (quả).

Đáp số: 4 quả xoài.

– HS nêu cách làm bài của mình.

– HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).

– HS đọc bài toán.

– HS làm việc nhóm 2:

+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.

+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.

Cần số rổ là:

20:5 = 4 ( rổ)

Đáp số: 4 rổ

– HS trình bày bài làm của nhóm.

1

            D. Củng cố- dặn dò

MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức          – Hôm nay chúng ta học những gì?

– GVNX tiết học       -HSTL

-Hs lắng nghe

Leave a Comment