Giáo án bài ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo)môn toán sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 96: ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo) I. Mục tiêu: sau bài học, hs: 1. Kiến thức, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 96: ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5.

– Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Năng lực:

– Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất:

– Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, …

– 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’

15’

A. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Vận dụng  được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập

Bài tập 4.

Mục tiêu: vận dụng KT,KN để giải toán

Bài tập 5

Mục tiêu: vận dụng KT,KN để giải toán

– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố ban”

-GV nêu quy luật: Cô đưa câu hỏi để tìm số đúng. Bạn nào trả lời nhanh hơn và đúng sẽ được thưởng hoa.

– Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học

sinh tích cực.

– Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000.

– Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

– Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.

– Bài toán yc gì?

– Cho hs thảo luận nhóm 4, tính và điền số vào bảng phụ.

– Mời từng nhóm lên trình bày và giao lưu.

-Nhận xét, chốt bài đúng.

GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a.

– GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam có 20 quả dưa hấu. Nếu có 5 rổ dưa thì mỗi rổ sẽ có mấy quả”. Mời các con làm bài giải.

– GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

– GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.

– GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).

– GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b.

– GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2:

+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.

+ HS giải bài toán vào bảng phụ.

– GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.

– GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:

+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính 20 : 5 = 4 (rổ)?

-Nhận xét, chốt bài đúng.

GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán      

– HS tham gia trò chơi:

– HS lắng nghe.

– Hs lắng nghe

– HS ghi tên bài vào vở.

-HSTL

-Các nhóm thảo luận.

-2 nhóm lên trình bày.

Nhóm 1: Các bạn có câu hỏi gì ko?

HS khác: Tại sao bạn ghi 5 xe đạp có 10 bánh xe?

Nhóm 1: Vì mỗi xe đạp có 2 bánh. 5 xe đạp sẽ có 2 x 5 = 10 bánh.

Nhóm 2: Các bạn có ra kết quả giống nhóm tôi không?

Vậy nếu 6 bánh xe  thì có bao nhiêu xe đạp?

HS khác: có 3 xe đạp vì 6 : 2 = 3.

– HS đọc bài toán.

-HSTL

– HS làm bài vào vở.

Mỗi rổ cần số quả dưa là:

20: 5 = 4 (quả).

Đáp số: 4 quả xoài.

– HS nêu cách làm bài của mình.

– HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).

– HS đọc bài toán.

– HS làm việc nhóm 2:

+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.

+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.

Cần số rổ là:

20:5 = 4 ( rổ)

Đáp số: 4 rổ

– HS trình bày bài làm của nhóm.

1

            D. Củng cố- dặn dò

MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức          – Hôm nay chúng ta học những gì?

– GVNX tiết học       -HSTL

-Hs lắng nghe

Leave a Comment