Giáo án bài phép cộng phép trừ trong phạm vi 10 môn toán sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file CHỦ ĐỀ: phép cộng phép trừ trong phạm vi  10 Tiết 2 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

CHỦ ĐỀ: phép cộng phép trừ trong phạm vi  10

Tiết 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phép trừ bằng cách đếm bớt.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận; biết chia sẻ cùng bạn.

* Phân hóa: HSCHTT chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; HSHT làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; HSHTT thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động rèn luyện của giáo viên            Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

– Ổn định tổ chức.

– Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện (25-27 phút):

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

– Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu HSCHTT và khá tự chọn đề bài.

– Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

– Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.    

– Hát

– Lắng nghe.

– Học sinh quan sát và chọn đề bài.

– Học sinh lập nhóm.

– Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (13-14 phút):  

 

Bài 1. Viết phép trừ (theo mẫu):

Bài 2. Tính:

                5 – 3 + 1 = ………                                10 – 9 + 1 = ………              1 + 9 – 8 = ………

                9 – 6 – 2 = ………                 1 + 8 + 1 = ………               6 – 5 – 1 = ………

Bài 3. Viết các phép tính để kết quả theo thứ tự từ bé đến lớn:

Bài 4. Viết số chấm tròn thích hợp vào khung trống:

c. Hoạt động 3: Sửa bài (7-8 phút):

– Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

3. Hoạt động nối tiếp (2-3 phút):

– Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

– Nhận xét tiết học; nhắc học sinh chuẩn bị bài. 

– Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

– Học sinh nhận xét, sửa bài.

 

– Học sinh phát biểu.

– Học sinh lắng nghe, thực hiện.

Leave a Comment