Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Bài: phép cộng trong phạm vi 6
* Yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng.
– Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 6.
– Nhận biết được ý nghĩa của phép tính cộng trong phạm vi 6.
– Nhận biết và biết được phép tính trong phạm vi 6.
1. Mục tiêu:
a) Phẩm chất:
– Chăm chỉ(CC): HS hoàn thành được các bài tập.
– Trung thực(TT): HS tự hoàn thành bài tập của mình, kiểm tra bài của bạn vá báo cáo kết quả.
b) Năng lực chung:
– NL tự chủ và tự học(1): HS tự làm được các phép tính cộng trong phạm vi 6
– NL giao tiếp và hợp tác(2): HS biết thảo luận nhóm để làm BT
c) Năng lực đặc thù: NL toán học
– NL giải quyết vấn đề toán học(3): Lựa chọn kết quả đúng tương ứng với mô hình(BT 3).
– NL giao tiếp toán học(4): Nhóm đôi. Nêu và trả lời câu hỏi (Hai bạn hỏi và trả lời về kết quả phép tính)- BT 4
– NL tư duy và lập luận toán học(5): HS giải thích được vì sao em điền >, <, =
2. Đồ dùng dạy học tối thiểu:
– Que tính
– Mô hình hình vuông
3. Một số hoạt động dạy học chủ yếu:
STT Hoạt động Thời gian Mục tiêu(Mã hóa)
1 HĐ 1: Khởi động 3’
2 HĐ 2: Hình thành phép tính cộng trong phạm vi 6 12’ CC, 4
3 HĐ 3: Hình thành kỹ năng 20’ CC, 1, 5, 3, 4, 2, 5
4 HĐ 4: Vận dụng và mở rộng 3’ CC, 4
HĐ 1: Khởi động
Chơi trò chơi: Đếm, vỗ tay và nhảy
– HS chọn chỗ đứng sao cho phù hợp, khi vỗ tay và nhảy sao cho không làm đau bạn và mình.
– HS đếm từ 1 đến 6 được GV nhận xét (to, nhỏ, đều hay chưa đếm)
– HS đếm từ 1 đến 6 và vỗ tay ở 2, 4, 6 được GV nhận xét.
– HS đếm từ 1 đến 6 và nhảy ở 1, 3, 6 được GV nhận xét.
– HS đếm từ 1 đến 6 vỗ tay ở 2, 4, 6 và nhảy ở 1, 3, 6, GV nhận xét.
– HS đếm từ 1 đến 6 vỗ tay từ 1 đến 5, nhảy ở 6 được GV nhận xét.
HĐ 2: Hình thành phép tính cộng trong phạm vi 6
– HS lấy 5 hình vuông (que tính) rồi lấy thêm 1 hình vuông và trả lời câu hỏi: Em lấy được tất cả mấy hình vuông? HS được GV nhận xét.
– HS nêu 5 hình vuông và lấy thêm 1 hình vuông nữa ta được tất cà….hình vuông.
– HS quan sát các hình vẽ trong SGK và trả lời câu hỏi: 5+1=?
– HS quan sát GV viết bảng: 5+1=6 HS nghe GV đọc “năm cộng một bằng sáu”
– Một số HS đọc lại phép tính 5+1=6
– HS viết vào bảng con 5+1=6
HĐ 3: Hình thành kỹ năng
BT 1:
– HS làm vào SGK
– Nối tiếp nhau nêu kết quả
– Sửa chữa kết quả lảm bài cho bạn
– GV nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của HS
BT 2:
– GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
– GV yêu cầu HS lên bảng làm bài
– GV sửa chữa kết quả bài làm của bạn
– GV nhận xét bài làm của HS
BT 3: Hoạt động nhóm lớn (Thi tiếp sức)
– GV tổ chức thành 2 nhóm thi lựa chọn kết quả đúng cho từng phép tính
– Cho Hs chơi trò chơi tiếp sức, lên làm nối tiếp để chọn kết quả đúng
– Các nhóm còn lại sửa bài cho bạn
– GV nhận xét về kết quả của hai nhóm thi
BT 4: Trò chơi: Đố bạn
– HS làm bài SGK, 1 HS hỏi các phép tính 1 HS trả lời kết quả của từng phép tính
– HS sửa bài cho bạn
– GV nhận xét bài làm của hs
BT 5: Nhóm đôi
– HS quan sát tranh hỏi đáp theo tranh, hình thành phép tính và kết quả
– GV nhận xét
BT 6: Cá nhân
– HS làm bài cá nhân
– Gọi HS lên bảng làm bài
– GV đặt câu hỏi: Vì sao em điền >, <, =?
– HS giải thích khi tính được kết quả của phép cộng và so sánh 2 vế với nhau em sẽ điền được dấu thích hợp
– GV nhận xét bài làm của học sinh
HĐ 4: Vận dụng và mở rộng
Tổ em có 6 bạn, trong đó có mấy bạn nữ và mấy bạn nam?