Giáo án bài phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 toán trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 33: phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 33: phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 – 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.

– Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.

– Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, …

– Các thẻ phép tính để HS thực hiện kiến thức bài mới trong bộ đồ dùng học Toán 2

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Thời gian       Nội dung và

mục tiêu         Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’        A. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.

            * Ôn tập và khởi động

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện”, trò chơi đố bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.

– GV cho HS quan sát bức tranh, thảo luận nhóm bàn dựa vào tranh nêu phép tính trừ

+ Làm thế nào để tìm được kết quả của phép trừ 52 – 24 = ?

– Gv nhận xét, tuyên dương.          

– HS chơi trò chơi “ truyền điện” VD: 42 – 23 = 19

                  33 – 15 =  18

                  51 – 34 =  17

                            …………………

– HS quan sát, thảo luận và tìm ra được phép trừ

52 – 24 = ?

– Hs tự nêu theo suy nghĩ của mình

5’        B. Hoạt dộng hình thành kiến thức

Mục tiêu: Biết sử dụng các khối lập phương và kĩ năng đặt tính rồi tính để tính được phép trừ( có nhớ) trong phạm vi100

– Gv kết hợp giới thiệu bài

– GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 52 – 24 bằng các khối lập phương:

– GV yêu cầu HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV

Nêu: Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục, để có 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị đồng thời gắn lên bảng.

– GV hướng dẫn HS lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho: lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cột đơn vị thì được 12 khói lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị, lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục, còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị.

– Vậy 52 – 24 = ?

– Muốn tính 52 – 24 ta đã thực hiện gài các thanh hình lập phương như thế nào?

– GV chốt ý

– GV hướng dẫn Hs tìm kết quả phép trừ 52 – 24 bằng cách đặt tính rồi tính ( Lưu ý: kĩ thuật mượn trả)

+ 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8, nhớ 1.

+ 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.

Vậy: 52 – 24 = 28.

– Yêu cầu Hs thực hiện một số phép tính khác vào bảng con:

65 – 17 = ?

74 – 16 = ?

– Gv nhận xét, tuyên dương.           – HS lắng nghe.

– HS ghi tên bài vào vở.

– HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV

– Hs lấy 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị gài vào bảng cá nhân.

Hs thao tác trên các khối lập phương của mình, tay gài, miệng nói theo Gv hướng dẫn

– Hs trả lời: 52 – 24 = 28

– 2, 3 hs trả lời

– Hs lắng nghe

– Hs thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.

– HS làm một số VD:

65 – 17 = 48

74 – 16 = 58

            C. Thực hành, luyện tập

Mục tiêu: Biết thực hành đặt tính rồi tính các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

Bài 1: Tính

( trang 67)

31 – 16

42 – 25

63 – 28

44 – 38

– Gv yêu cầu hs nêu đề bài

– GV hướng dẫn hs: Ta thực hiện tính như thế nào?

– Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp

– Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp.

– Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính  phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.

– Hs đọc đề

– Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị

– Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

– Hs dưới lớp nhận xét bài bạn

– Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

– Hs khác nhận xét, bổ sung

5’        Bài 2: Đặt tính rồi tính (Trang 67)

71 – 48

52 – 36

43 – 17

64 – 29

– Gọi Hs đọc đề bài.

– Bài có mấy yêu cầu?

– Gv hướng dẫn Hs: Khi đặt tính cần chú ý điều gì?

* Chú ý: Thực hiện tính cần lưu ý kĩ thuật mượn, trả. VD: 71 – 48 = ? 1 không trừ được  8, mượn 1 chục, được 11 trừ 8 bằng 3, viết 3, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, 7 trừ 5 bằng 2, viết 2.

– Yêu cầu hs làm bài vào vở, 3 hs lên làm bảng.

– Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 52 – 36; 43 – 17; 64 – 29

– Gv chữa bài, nhận xét.

Củng cố: Kĩ năng đặt tính và tính trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.     – 2 Hs đọc to

– Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính, tính

– Khi đặt tính cần chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.

– Hs lắng nghe

– 3Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.

– Hs trình bày cách thực hiện của mình.

– Lớp đổi chéo vở nhận xét và chữa bài.

5’

4’        C. HĐ vận dụng

Mục tiêu: Biết thực hành tính  theo mẫu các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

Bài 3: Tính (theo mẫu)

M: 41 – 15 – 9 = ?

32 – 18 – 5 = ?

52 – 23 – 8 = ?

64 – 36 – 9 = ?

D. Củng cố – dặn dò:

Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài          

– Gọi hs nêu đề bài

– GV hướng dẫn mẫu:

41 – 15 – 9 = 26 – 9

                  = 17

– Ta thực hiện tính ntn?

– Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp

– Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp.

– Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính

*Gv chốt lại cách tính  phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.

– Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

– GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

– GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.    

– Hs đọc đề

– Hs lắng nghe

– Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị

– Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.

32 – 18 – 5 = 14 – 5 = 9

52 – 23 – 8 = 29 – 8 = 21

64 – 36 – 9 = 28 – 9 = 19

– Hs dưới lớp nhận xét bài bạn

– Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.

– Hs khác nhận xét, bổ sung

– HS nêu ý kiến

– HS lắng nghe

Leave a Comment