Giáo án bài phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 20 môn toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 16: phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 20 I. Mục tiêu 1.         Kiến thức, kĩ năng: –           Biết tìm kết quả các phép …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 16: phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 20

I. Mục tiêu

1.         Kiến thức, kĩ năng:

–           Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

–           Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế

2.         Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực: Thông qua việc thực hành phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, vận dụng các phép tính đã học giải quyết một số vấn đề thực tế; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học

b. Phẩm chất: Chăm chỉ , trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.         Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,slide trình chiếu…

–           Học sinh: Khung 10 ô kẻ sẵn trên bảng con, sách giáo khoa, vở bài tập, vở nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3”        A. Khởi động Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài mới hôm nay.        GV gọi 02 HS lên bảng tính:

a)         11 – 5

b)        13- 6

GV yêu cầu HS nêu cách tính.

GV gọi HS nhận xét.

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

            02 HS lên bảng tínhtính

HS trả lời miệng

HS nhận xét

15”      B.Hoạt động Hình thành kiến thức

Mục tiêu:Học sinh nêu được phép tính từ tình huống thực tiễn. Biết tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”.

            GV đưa bức tranh tình huống(SGK tr 32)

GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận  nhóm đôi: Bức tranh vẽ gì?

GV hỏi để HS nêu phép trừ từ tình huống.

GV viết phép trừ trên bảng.

GV yc HS tiếp tục thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả phép tính 13-4

GV nhận xét.

GV hướng dẫn cách tìm kết quả phép trừ 13 – 4 = ? bằng cách

“làm cho tròn 10”.

GV đọc phép tính 13- 4, đồng thời gắn 13 chấm tròn lên bảng.

GV yc HS lấy 13 chấm tròn đặt trên bảng.

Hướng dẫn HS thao tác trên các chấm tròn của mình, thực hiện phép trừ 13-3 (tay gạch bớt 3 chấm tròn trên khay bên phải, miệng đếm: 13, 12, 11,10 ). Sau đó, trừ tiêp 10-1=9 (tay gạch bớt 1 chấm tròn trên khay bên trái, miệng đếm: 10, 9). Vậy 13-4 = 9.

GV chốt lại cách tính bằng cách “làm cho tròn 10” (cũng tay gạch, miệng đếm nhưng đi qua hai chặng: đếm lùi đến 10 rồi mới đếm lùi tiêp).

GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự với phép tính khác: 12 – 5 = ?

GV yc một số HS nêu lại cách thực hiện. HS quan sát

HS quan sát, thảo luận.

Đại diện nhóm HS chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét.

-HS nêu phép trừ

HS thảo luận

Đại diện nhóm HS trình bày kết quả, nêu các cách tính.

HS lắng nghe.

HS quan sát.

HS lấy ra 13 chấm tròn đặt trước mặt.

HS thao tác.

HS theo dõi.

HS thực hiện tính bằng cách “làm cho tròn 10”

10”      C. Hoạt động Thực hành BT1/trang 32 Mục tiêu:HS thực hiện được thao tác“tay gạch, miệng đếm” rồi tìm số thích hợp cho ô trống.

BT2/tr33

Mục tiêu:Khắc sâu cách  thực hiện được thao tác“tay gạch, miệng đếm” để tìm kết quả.

BT3/tr33

Mục tiêu:Khắc sâu cách  thực hiện tính trừ bằng cách “làm cho tròn 10”  để tìm kết quả.

HS đọc YC bài

– GV đưa phép tính yc HS thực hiện thao tác “tay gạch, miệng đếm” rồi tìm số thích hợp cho ô trống.

Mời 2 HS thực hiện trên bảng lớp, cả lớp làm vở BT.

GV yc HS nêu lại cách thực hiện thao tác.

GV nhận xét, yc HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

GV chốt lại cách thực hiện phép trừ bằng cách “làm cho tròn 10”.

Mời HS đọc YC bài

– GV đưa phép tính yc HS thực hiện thao tác “tay gạch, miệng đếm” rồi tìm số thích hợp cho ô trống.

Mời 2HS thực hiện trên bảng lớp.

GV nhận xét, yc HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

GV yc HS nêu lại cách thực hiện.

Mời HS đọc YC bài

HS thực hành tính bằng cách “làm cho tròn 10” để tìm kết quả.

GV chữa bài, chốt lại cách thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 bằng cách “làm cho tròn 10”. 1 HS đọc YC bài

HS thực hiện.

HS khác nhận xét.

HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

HS lắng nghe.

HS đọc yc bài tập.

HS làm vào vở.

HS đổi chéo vở để kiểm tra cách thực hiện của bạn.

HS nêu lại cách thực hiện.

HS đọc yc bài tập.

HS cùng kiểm tra kết quả theo cặp, nói cho bạn nghe cách làm.

HS theo dõi.

5’        D.Hoạt động Vận dụng

BT4/tr33

Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng tính qua bài toán thực tiễn.       GV mời HS đọc bài toán.

YC HS nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

Mời HS trình bày.

GV nhận xét.

GV mời HS kể một tình huống trong thực tiễn có sử dụng phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 rồi đố bạn nêu phép tính thích hợp.

GV nhận xét. HS đọc bài toán.

HS trao đổi thao nhóm đôi.

HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính nào để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).

HS viết phép tính thích họp và trả lời:

Phép tính: 11-3 = 8.

Trả lời: Cửa hàng còn lại 8 bộ đồ chơi lắp ghép hình.

HS lắng nghe.

Một số HS nêu để đố bạn.

2’        E. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.    – HS nêu cảm nhận hôm nay em biết thêm được điều gì?

– Em thích nhất hoạt động nào?

– Về nhà, em hãy tìm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân xem có còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 không. Tiết sau chia sẻ với cả lớp.GV nhận xét tiết học.       HS trả lời.

HS trả lời.

HS lắng nghe

Leave a Comment