Giáo án bài phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số môn toán sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file toán phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (tiết 3),tr 62, 63 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: – Củng …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

toán

phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (tiết 3),tr 62, 63

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

– Củng cố quy tắc tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

– Thực hiện được phép trừ và phép cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

2. Phát triển năng lực:

– Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 3, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

– Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

– Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số có hai chữ số cho số có hai chữ số, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.

– Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống)

– Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

– Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dung dạy – học:

GV: Những tư liệu, vật liệu (bằng bìa), xúc xắc,… để tổ chức trò chơi trong bài học (sgk)

HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính,…)

III. Các hoạt động dạy – học:

TIẾT 3

Hoạt động của GV         Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Nhanh như chớp nhí- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình

90 – 30 =……              68 – 48 =……

55 – 21 =……              72 – 32 =……

64 – 13 =……              30 – 10 =……

– GVnhận xét.

2.  Hoạt động 2:

– GV giới thiệu bài, ghi đề.

3.  Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập

* Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu

– GV hỏi HS cách đặt tính.

-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.

-GV gọi 6 HS lên bảng làm và yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con.

– GV sửa bài trên bảng và nhận xét bài ở bảng con.

* Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu

H: Trong bài 2 có bao nhiêu bạn nhỏ?

GV gợi ý: Mỗi bạn nhỏ cầm một phép tính. Để biết được bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất chúng ta cần làm gì?

– GV yêu cầu HS nhẩm và đọc lần lượt các kết quả của các phép tính.

– H: Số nào lớn nhất?

       Đó là kết quả của phép tính nào?

– GV sửa bài và nhận xét.

– GV chốt: Muốn biết phép tính nào có kết quả lớn nhất (bé nhất) chúng ta cần nhẩm xem kết quả của các phép tính và so sánh các kết quả đó để tìm ra số lớn nhất (bé nhất).

* Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu

– GV nói: Hãy tưởng tượng em là bác sĩ đang đo chiều cao cho các bạn robot. Vậy theo bác sĩ, bạn robot nào cao nhất, bạn robot nào thấp nhất?

-GV yêu cầu 3 HS đọc chiều cao của 3 bạn robot.

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hỏi đáp.

– GV yêu cầu HS trình bày.

-Tương tự như vậy với bạn robot thấp nhất.

– GV có thể liên hệ: Muốn có chiều cao tốt, các em có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt.

4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

* Trò chơi: Hái nấm

– GV dán sẵn các số 6, 12, 34, 35, 50, 67 vào sáu mặt của con xúc xắc. GV chia lớp thành các nhóm. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc để nhận được một số mặt trên xúc xắc. Hái cây nấm ghi phép tính có kết quả bằng số nhận được. Trò chơi sẽ kết thúc khi hái được 4 cây nấm

– GV cho HS tham gia trò chơi.

– GV tổng kết trò chơi.

– GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS

– Xem bài giờ sau. Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .

– HS nhận xét (Đúnghoặcsai).

-HS đọc đề.

– Đặt tính rồi tính

– Viết các số thẳng cột với nhau, hàng chục thẳng cột với hàng chuc, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị.

– Thực hiện phép tính từ phải sang trái, tính hàng đơn vị trước rồi đến hàng chục, viết kết quả thẳng cột với các số ở trên.

– 6 HS lên bảng làm và lớp thực hiện bài tập vào bảng con.

– HS lắng nghe và sửa bài.

-Bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất?

– 4 bạn: Nam, Việt, Mai, Robot.

– HS trả lời: Tính kết quả của mỗi phép tính và so sánh xem số nào lớn nhất.

65 – 41 = 24

89 – 60 = 29

58 – 30 = 28

67 – 36 = 31

31

67 – 36

-HS lắng nghe

– HS lắng nghe.

Đo chiều cao của ba bạn robot được kết quả như hình vẽ. Hỏi bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

– HS lắng nghe và quan sát.

-Bạn robot A cao 87cm

-Bạn robot B cao 97cm

– Bạn robot C cao 91cm

– HS thảo luận.

Bác sĩ: Theo cháu, bạn robot nào cao nhất nào?

HS: Theo cháu bạn robot B cao nhất ạ.

Bác sĩ: Sao cháu biết?

HS: Vì cháu thấy số 97 lớn nhất ạ.

– Bạn robot A thấp nhất (87cm)

– HS lắng nghe và ghi nhớ.

– HS lắng nghe.

 

Leave a Comment