Giáo án bài phép trừ trong phạm vi 10 môn toán sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 11: phép trừ trong phạm vi 10 (  tiết 1 ) I. Mục tiêu * Kiến thức – Nhận biết được ý nghĩa của phép …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 11: phép trừ trong phạm vi 10 (  tiết 1 )

I. Mục tiêu

* Kiến thức

– Nhận biết được ý nghĩa của phép trừ.

– Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10

 – Biết tính và tính được giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính trừ.

* Phát triển năng lực

– Bước đầu làm được các bài toán thực tế đơn giản liên quan đến phép trừ (giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống).

 – Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán, …

II . CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh, mô hình minh hoạ, máy tính, bộ đồ dùng học Toán.

2. Học sinh: Sách Toán 1. Bộ đồ dùng học toán 1.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

1. Khám phá Bớt đi còn lại mấy ?

a) – Nêu bài toán (như SGK): Có 6 quả cam, bớt 1 quả, còn lại mấy quả cam?

–  Dẫn ra: "6 quả bớt 1 quả còn 5 quả ”, hay nói “6 bớt 1 là 5" ta viết là 6 – 1 = 5. Dấu – là dấu trừ. Phép tính 6 – 1 = 5 đọc là sáu trừ một bằng năm.

 b) Dựa vào câu a,  tự trả lời câu hỏi: –  hỏi: 5 quả bóng bay mất 2 quả, còn lại mấy quả bóng?”

– Vậy ta có phép tính nào?

–  Cho  đọc lại các phép tính

2. Hoạt động:

* Bài 1: Số?

– Cho  nêu yêu cầu của bài

– Quan sát tranh a)

–  Trên cây còn 5 quả, đã rụng đi mấy quả ? Còn lại mấy quả?”

Vậy ta có phép tính nào?

Vậy số nào thích hợp trong ô?

– Tương tự hình b)  cho  quan sát tranh nêu đề bài toán và phép tính.

–  Nhận xét, tuyên dương.   

–  Có thể đếm số cam còn lại là 5 quả

–  Nghe

-5 quả bóng bay mất 2 quả , còn lại 3 quả bóng

-Phép tính : 5 – 2 = 3 .

-Đọc lại các phép tính

–  Nêu: số

– Rụng mất 3 quả , còn lại 5 quả

– Phép tính : 8 – 3 = 5

– Số 3 và 5

–  Nêu đề bài toán và phép tính

* Bài 2: Số?

– Cho  nêu yêu cầu của bài

– Quan sát hình vẽ:

*) Có 7 chấm tròn, gạch đi 3 chấm?

Còn lại bao nhiêu chấm?

Ta có phép tính nào?

Vậy số cần điền là mấy?

– Tương tự các hình còn lại  cho  nêu đề bài toán và nêu phép tính.

–  Cho  đọc lại các phép tính

–  Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố dặn dò:

– Hôm nay chúng ta học bài gì?

– Nhận xét tiết học, tuyên dương

– Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Phép trừ trong phạm vi 10 (tt)          

–  Nêu: số

– Còn lại 2 chấm

– Phép tính 7 – 2 = 5

– Số 5

–  Nêu đề bài toán và phép tính

–  Đọc nối tiếp

–  Biết và thuộc các công thức tính vừa hình thành

– Phép trừ trong phạm vi 10

TIẾT 2:

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Trò chơi: Đố bạn

– Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học về phép trừ. Tiết học này chúng ta cùng làm quen những dạng bài tập mới của phép trừ thông qua bài Phép trừ trong phạm vi 10 (tt)

2. Khám phá : Tách ra còn lại mấy ?

a)  Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi

–  Có 9 bông hoa gồm cả (nhóm) hoa màu đỏ và (nhóm) hoa màu vàng, biết hoa màu vàng có 3 bông, vậy hoa màu đỏ có mấy bông?.

Từ đó hình thành phép trừ 9 – 3 = 6

b) Tương tự câu a,  quan sát tranh

–  Có 8 quả tách ra 5 quả ở đĩa màu xanh, còn lại 3 quả ở đĩa màu vàng.

Từ đó hình thành phép trừ 8 -3 = 5, đọc là tám trừ ba bằng năm ( có thể dựa vào tách số 8 thành 5 và 3 như SGK để nêu phép trừ thích hợp )  

– Thực hiện trò chơi

–  Nhắc nối tiếp tên đề bài

–  Đếm số bông trả lời 6 bông hoa

–  Đọc nối tiếp

-Đọc là chín trừ ba bằng sáu 

–  Đọc tám trừ ba bằng năm

2. Hoạt động

* Bài 1: Số?

– Cho  nêu yêu cầu của bài

–  Cho  quan sát tranh và theo dõi cô đọc đề bài toán:

 – Có 6 con thú bông, tách thành hai nhóm, nhóm gấu bông (2 con) và nhóm sóc bông (cần tìm). Từ đó hình thành phép trừ 6 – 2 = 4 

Vậy có bao nhiêu sóc bông?

–  Nhận xét, tuyên dương    

–  Nêu: số

– 1 emđọc lại

6 – 2 = 4 

– Tự nêu câu trả lời có 4 sóc bông

*Bài 2: Số?

– Cho  nêu yêu cầu của bài

 -Quan sát tranh : Có 8 con thỏ tách thành hai nhóm, nhóm vào chuồng A (4 con), nhóm vào chuồng B (cần tìm). Vậy có bao nhiêu con thỏ ở chuồng B?

–  Thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả và phép tính

–  Nhận xét, tuyên dương.   

–  Nêu yêu cầu của bài

–  Thảo luận nhóm đôi và nêu

*Bài 3: Số?

– Cho  nêu yêu cầu của bài

–  HD dựa vào tách số, tìm được kết quả phép trừ tương ứng:

–  Cho  thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả

–  Mời 4 nhóm nêu phép tính và kết quả theo cặp. Các nhóm khác nhận xét.

– Cho  đọc lại các phép tính

–  Nhận xét, tuyên dương    

–  Nêu: số

–  Thảo luận nhóm đôi

–  Nêu: 6-5=1; 6-1=5

–  Đọc nối tiếp

*Bài 4: Số

– Cho  nêu yêu cầu của bài

– Cho  quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi để nêu đề bài toán.

–  Dùng bảng cài để gắn phép tính

–  Nhận xét, tuyên dương

3. Củng cố, dặn dò

– Hôm nay chúng ta học bài gì?

– Nhận xét tiết học

– Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập        

–  Nêu: số

– 2-3  nêu đề bài toán

– 1  làm bảng, cả lớp dùng bảng cài

–  Trả lời

–  Theo dõi

TIẾT 3:LUYỆN TẬP

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Trò chơi: Ai nhanh ai đúng

– Giới thiệu bài: Để giúp các em hình thành được bảng trừ trong phạm vi 10. Hôm nay chúng ta cùng học bài Luyện tập

2. Luyện tập

* Bài 1. Số?

– Cho  nêu yêu cầu của bài

–  Hướng dẫn  làm: + Có tất cả 6 bồn hoa, trong đó có 1 bông hoa màu đỏ. Hỏi còn lại bao nhiêu bông màu vàng?

Ta có phép trừ 6 – 1 = 5. Vậy số cần điền là?

Tương tự các hàng ngang còn lại,  gọi từng  làm.

–  Cho  đọc lại các phép tính

*Bài 2: Tìm những chú thỏ ghi phép tính có kết quả là 4

–  Nêu yêu cầu đề

– Yêu cầu  thảo luận theo nhóm đôi nhẩm tính ra kết quả các phép tính ghi trên mỗi con thỏ. Từ đó tìm ra các con thỏ ghi phép tính có kết quả là 4.

– Cho  nêu kết quả

–  Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 3: Số?

– Cho  nêu yêu câu bài

– Cho  đọc hai phép tính đầu SGK đã làm mẫu

–  HD phép tính mẫu, cho  làm SGK, 1  làm bảng.

–  Nhận xét, tuyên dương

* Bài 4: Tìm phép tính thích hợp với mỗi hình.

– Cho  nêu yêu cầu của bài

– Với hình vẽ đầu tiên: Có 10 con ếch trên lá sen, có 5 con ếch nhảy xuống nước, còn lại mấy con ếch? Ta có phép tính nào? 

– Tương tự với hai hình vẽ còn lại,  nêu đề bài toán và nối với phép tính thích hợp

3. Củng cố dặn dò:

– Nhận xét tiết học, tuyên dương

– Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Số 0 trong phép trừ.    -Thực hiện chơi

–  Nhắc nối tiếp tên đề bài

–  Nêu yêu cầu của bài

–  Trả lời: 5 bông

– Số 5

–  Làm TT

–  Đọc: 6 – 1 = 5.

–  Nhẩm tính ra kết quả các phép tính ghi trên mỗi con thỏ

–  Nêu những chú thỏ có phép tình bằng 4

–  Nêu yêu cầu bài

–  Đọc nối tiếp

– Cả lớp làm SGK, 1 làm bảng

– Nhận xét bài của bạn

–  Nêu yêu cầu bài

– Trả lời 5

– Phép tính 10 -5 = 5

–  Làm bài

–  Theo dõi

TIẾT 4: SỐ 0 TRON PHÉP TRỪ

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– Trò chơi: Xì điện

–  Nhận xét, tuyên dương

– Giới thiệu bài: Số 0 trong phép trừ

2. Khám phá : Số 0 trong phép trừ

– Qua các câu hỏi và hình ảnh ở câu a, câu b,  yêu cầu  nêu được các phép tính tương ứng:

3 -1 = 2, 3 – 2 = 1

 – Ở câu c,  nêu được phép tính 3 -3. Quan sát thấy trong bể cả không còn con cá nào, từ đó có kết quả phép tính: 0.

– Ở câu d,  gợi ý để  nêu được phép tính:

3 – 0. Quan sát thấy trong bể vẫn còn 3 con cá, từ đó có kết quả phép tính: 3 – 0 = 3.

–  Nêu cho  biết: “Số nào trừ đi chính số đó cũng bằng 0, số nào trừ cho 0 cũng bằng chính số đó.

3. Hoạt động

*Bài 1: Tính nhẩm

– Cho  nêu yêu cầu bài

– Cho  làm bài

–  Nhận xét, tuyên dương

*Bài 2: Hai phép tính nào có cùng kết quả?

–  Nêu yêu cầu của bài

– Cho  thảo luận nhóm đôi và tìm hai phép tính có cùng kết quả.

–  Nhận xét, tuyên dương

* Bài 3: Số?

– Nêu yêu cầu của bài

–  Quan sát hình vẽ và nêu đề bài toán và nêu phép tính thích hợp.

–  Nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố dặn dò

– Hôm nay chúng ta học bài gì?

– Một số trừ cho 0 thì kết quả như thế nào?

– Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập         Thực hiện trò chơi

–  Nhắc nối tiếp tên đề bài

–  Nêu được các phép tính tương ứng : 3 -1 = 2 , 3 – 2 = 1…

–  Nêu yêu cầu bài

– 4  làm bảng, lớp làm BC cột 1.

–  Thảo luận theo nhóm đôi

– Đại diện các nhóm trình bày kết quả

–  Nêu đề bài toán

– Phép tính thích hợp : 3 – 3 = 0

–  Nêu yêu cầu bài

– Kết quả bằng chính số đó                             

TIẾT 5:LUYỆN TẬP

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

– Trò chơi: Ai nhanh ai đúng

– Giới thiệu bài: Để giúp các em củng cố và khắc sâu hơn về phép trừ trong phạm vi 10. Hôm nay chúng ta sẽ học bài Luyện tập

2. Luyện tập

*Bài 1:

a)Tính nhẩm

 – Cho  nêu yêu cầu bài

–  Làm vở, 2  làm bảng

–  Nhận xét, tuyên dương

b) Số

– Cho  nêu yêu cầu bài

–  Làm bài: cả lớp làm SGK, 1  làm bảng

–  Nhận xét, tuyên dương

* Bài 2: Những bông hoa nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 3?

–  Nêu yêu cầu bài

– Yêu cầu  tính nhẩm tìm ra kết quả phép tính ghi ở mỗi bông hoa. Sau đó so sánh kết quả mỗi phép tính với số 3

– Em hãy so sánh kết quả mỗi phép tính với 3?

– Vậy bông hoa ghi phép tính có kết quả lớn hơn 3?

–  Nhận xét, tuyên dương

* Bài 3:

a) Có mấy con cá đang cắn câu?

–  Nêu yêu cầu bài

–  Quan sát và đếm số con cá đang cắn câu.

–  Nhận xét, tuyên dương.

b) Số?

– Cho  nêu yêu cầu bài

–  Làm bài: Cả lớp làm BC, 1  làm bảng

–  Nhận xét, tuyên dương

* Bài 4: Số?

–  Hướng dẫn  quan sát tranh và nêu được tình huống “ Có 8 con vịt, có 5 con bơi dưới nước. Hỏi có mấy con vịt ở trên bờ ? " .

– Từ đó cho  nêu phép tính thích hợp

–  Nhận xét, tuyên dương

3. Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học

– Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập

– Thực hiện trò chơi

–  Nhắc nối tiếp tên đề bài

–  Nêu yêu cầu bài

– Cả lớp làm vở, 2  làm bảng

–  Nêu yêu cầu bài

– Cả lớp làm SGK, 1  làm bảng

– Thực hiện tính

–  So sánh

–  Trả lời

–  Đếm và nêu miệng

– Cả lớp làm BC, 1  làm bảng.

–  Quan sát tranh và nêu được tình huống

–  Nêu phép tính

–  Theo dõi

Leave a Comment