Giáo án bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 24 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết 1              Hiểu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

24 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

1              Hiểu được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.               Đ1

2              Hiểu các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.             Đ2

3              Có khả năng thu thập thông tin liên quan đến văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.  Đ3

4              Biết phân tích, so sánh đặc điểm của văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các phong cách ngôn ngữ khác.     Đ4

5              Biết cách trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.  Đ5

6                 Có khả năng trao đổi, thảo luận về đặc trưng văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. N1

7              Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận nghệ thuật.                  V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

                GT-HT

9              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM

10             – Chăm chỉ học tập và rèn luyện bản thân.

– Có tình yêu văn học qua phong cách NNNT.      CC

TN

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(7phút) Đ1           Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.                – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,

GT-HT,GQVĐ     1.ngôn ngữ nghệ thuật.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.           Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.        Đánh giá qua sản phẩm HĐ nhóm, qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ               Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não

.               Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)               

Đ5, N1, V1

GQVĐ   Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nâng cao. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.         Đánh giá qua sản phẩm cá nhân,   qua trình bày do GV và HS đánh giá.

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                                Tìm tòi, mở rộng kiến thức.         Dạy học hợp tác, thuyết trình.    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

IV.TỔ CHỨC CÁC HOAATJ ĐỘNG:

HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Đ1 – Kết nối

b. Nội dung: Hs dùng kĩ thuật trình bày một phút để trả lời câu hỏi GV nêu ra: nhận xétvề cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du trong 2 câu cuối đoạn trích Trao duyên: Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây?

c. Sản phẩm: Câu thơ có thán từ Ôi, hỡi; cách gọi Kim Trọng là Kim Lang lặp lại hai lần; có hư từ thôi thôi, có cách xưng hô thiếp- chàng; có giọng thơ đau đớn, xót xa của nhân vật…

d.Tổ chức thực hiện

 

Hoạt động của GV            HĐ của HS

–  GV giao nhiệm vụ: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du trong 2 câu cuối đoạn trích Trao duyên: Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây?

– Đánh giá sản phẩm.

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Nếu như ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, tình cảm thì ngôn ngữ nghệ thuật lại dùng ngôn ngữ sinh hoạt làm chất liệu, trau chuốt, gọt giũa tạo nên một thứ ngôn ngữ mang tính thẩm mĩ cao hơn.       – HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Thao tác 1: Tìm hiểu khái niệm

a. Mục tiêu: Đ1, Đ2

b. Nội dung: Thông qua ngữ liệu trong sgk, HS trả lời câu hỏi về ngôn ngữ nghệ thuật, điểm khác giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ trong đời thường.

      c. Sản phẩm:

1. Khái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương, là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

2.Phạm vi sử dụng: Trong các vb nghệ thuật như truyện ,bút ký ,tùy bút ,thơ ,kịch …

3.Phân loại: Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật có 3 loại:

 + ngôn ngữ tự sự: Trong các tac phẩm văn xuôi

 + ngôn ngữ thơ: Thơ ca ,hò ,vè…

 + ngôn ngữ sân khấu: Kịch ,tuồng ,chèo …

4.Phương tiện diễn đạt :

+Cái hay của âm điệu

+ Vẻ đẹp chân thực của hình ảnh

+ Xúc cảm chân thành gợi ra nỗi niềm buồn thương, hờn, giận.

 

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

– Giáo viên giao nhiệm vụ:

NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

Thao tác 1: Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật.

 GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi:

–Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

Có mấy loại ngôn ngữ nghệ thuật?

-Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì?

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

GV cho ví dụ:

+ “Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác…” -> Ngôn ngữ tự sự.

+ “Gà eo óc gáy sương năm trống

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”-> Ngôn ngữ thơ.

+ “Này thầy tiểu ơi

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái dở đi tìm của chua-> ngôn ngữ sân khấu.

– Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng gì?

Ví dụ: Bài ca dao “Trong đầm gì ….. bùn” cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

Thao tác 2: GV diễn giảng thêm về chức năng thẩm mĩ ngôn ngữ: biểu hiện cái đẹp, khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.

VD: “ Trên trời mây trắng như bông

    Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây

         Mấy cô má đỏ hây hây

    Đôi bông như thể đội mây về làng”

                          ( Ngô Văn Phúc)

?Chức năng thẩm mĩ biểu hiện như thế nào trong bài ca dao?

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

HS trao đổi, thảo luận và trả lời:

Thao tác 2: Tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

a.Mục tiêu: Đ1,Đ2,Đ3,Đ4, GT-HT,GQVĐ

b.Nội dung: HS dựa vào ngữ liệu trong sgk, suy nghĩ trả lời cá nhân và thảo luận nhóm để hoàn thiện sản phẩm về 3 đặc trưng của PCNNNT: Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ?

Biểu hiện cụ thể của mỗi đặc trưng?

c. Sản phẩm:

1. Tính hình tượng

– Là đặc trưng cơ bản  nhất.

– Được thể hiện nhờ các biện pháp tu từ.

– Làm cho ngôn ngữ nghệ thuật đa nghĩa, cụ thể,sinh động,hàm súc

2. Tính truyền cảm

-Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc (người nghe) cùng buồn, vui, yêu, ghét,… như chính người viết (người nói).

 -Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được là nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ (cách dùng từ, đặt câu,…).

3. Tính cá thể hóa

Tính cá thể hoá của ngôn ngữ nghệ thuật được tạo nên bởi cá tính sáng tạo của người viết.

Chính sự khác nhau trong cách dùng ngôn ngữ và những biện pháp xử lí ngôn ngữ đã tạo ra giọng điệu riêng, phong cách nghệ thuật riêng của từng nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật.

d.Tổ chức thực hiện.

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

Ví dụ SGK/98

?Hình ảnh hoa sen hiện lên qua những chi tiết nào?

? Ngoài ra bài ca dao còn thể hiện điều gì?

Ví dụ: “Dốc lên khúc khủy … thước xuống”

?Vậy em hiểu thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?

?Tính hình tượng được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật nào?

Ví dụ: Thân em … tay ai

-> Hình ảnh so sánh, ẩn dụ-> Người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình.

? Tính hình tượng tạo ra đặc điểm gì cho ngôn ngữ nghệ thuật? (đa nghĩa)

-Ví dụ 1: “Đau đớn thay …. là lời chung”

?Tình cảm, thái độ của tác giả gửi gắm qua 2 câu thơ?

-> Đồng cảm, xót thương cho số phận của những người phụ nữ trong XHPK-> Ta phải trăn trở, suy nghĩ về thân phận người phụ nữ -> Thương cảm, đồng cảm với họ.

Thao tác 2:Tìm hiểu Tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

– Thế nào là tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

Phân biệt tính cảm xúc của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

+ Tính cảm xúc (đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt): biểu hiện sắc thái cảm xúc, tình cảm của người nói qua các yếu tố ngôn ngữ (từ, câu, cách nói, giọng điệu,…)

+ Tính truyền cảm (đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật): thể hiện ở việc người nói (viết) bộc lộ cảm xúc của mình đồng thời làm cho người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương,… như chính người nói (viết).

Thao tác 3 :Tìm hiểu Tính cá thể hoá của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

? Em hiểu thế nào là tính cá thể? Tính cá thể được biểu hiện ở đâu?

?Phân biệt với tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt?

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.

Gọi học sinh đọc “Ghi nhớ” (SGK tr.101)

                – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

(NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác)

HĐ 3.LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ

 

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, kĩ thuật trình bày 1 phút để hoàn thiện bài tập 4/SGK.

c.Sản phẩm: – Điểm giống nhau:

+ Đều lấy cảm hứng từ mùa thu.

+ Xây dựng thành công hình tượng mùa thu.

– Khác nhau:+ Về hình tượng: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Trong thơ Lưu Trọng Lư, mùa thu có âm thanh xào xạc, lá vàng lúc chuyển mùa. Trong thơ Nguyễn Đình Thi, mùa thu tràn đầy sức sống mới.

+ Về cảm xúc: Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, tĩnh. Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng. Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu.

+ Về từ ngữ: Nguyễn Khuyến chú ý đến các từ ngữ chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hành động. Lưu Trọng Lư chú ý dùng âm thanh biểu hiện cảm xúc. Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.

+ Về nhịp điệu: Thơ Nguyễn Khuyến nhịp điệu nhẹ nhàng. Thơ Lưu Trọng Lư nhịp điệu chậm, buồn, đầy băn khoăn, trăn trở. Thơ Nguyễn Đình Thi nhịp điệu vui say, náo nức.

 Các tác giả ở các thời đại khác nhau, tâm trạng khác nhau, dấu ấn cá nhân khác nhau (1 nhà thơ cổ điển, 1 nhà thơ lãng mạn, )

d.Tổ chức thực hiện:

        

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

– GV giao nhiệm vụ:

Bài tập 4/SGK

– GV đánh giá sản phẩm và chuẩn kiến thức.

                –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(NL giải quyết vấn đề)

 

HĐ 4.VẬN DỤNG.

 

a.Mục tiêu: Đ5, N1,V1

b.Nội dung: Vận dụng bài học để phân tích đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản với ngữ liệu nằm ngoài chương trình ( thơ, văn xuôi). Ví dụ: Phân tích 3 đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật qua bài thơ TÂM SỰ NÀNG THUÝ VÂN ( Trương Nam Hương).

c.Sản phẩm: TÂM SỰ NÀNG THÚY VÂN

Nghĩ thương lời chị dặn dò

Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh

Chị yêu lệ chảy đã đành

Còn em nước mắt đâu dành chàng Kim

 

Ô kìa sao chị ngồi im

Máu còn biết chảy về tim để hồng

Lấy người yêu chị làm chồng

Đời em thể thắt một vòng oan khiên

 

Sụt sùi ướt cỏ Đạm Tiên

Chị thương kẻ khuất đừng quên người còn

Mấp mô số phận vuông tròn

Đất không thể dấu linh hồn đòi yêu

 

Là em nghĩ vậy thôi Kiều

Sánh sao đời chị ba chiều bão giông

Con đò đời chị về không

Chở theo tiếng khóc đáy sông Tiền Đường

 

Chị nhiều hờn giận yêu thương

Vầng trăng còn lấm mùi hương hẹn hò

Em chưa được thế bao giờ

Tiết trinh thương chị đánh lừa trái tim

 

      Em thành vợ của chàng Kim

      Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao

 Giấu đầy đêm nỗi khát khao

Kiều ơi em đợi kiếp nào để yêu.

                                                        (Trương Nam Hương)

d.Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV – HS   Kiến thức cần đạt

-GV giao nhiệm vụ:

Vận dụng bài học để phân tích đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản với ngữ liệu nằm ngoài chương trình ( thơ, văn xuôi). Ví dụ: Phân tích 3 đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật qua bài thơ TÂM SỰ NÀNG THUÝ VÂN ( Trương Nam Hương)

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

               (NL giải quyết vấn đề)

 

HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

 

a. Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức sau khi học văn bản.

     b. Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học, tự sáng tác một bài thơ lục bát về mẹ.

c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS, bài thơ do HS sáng tác.

           d. Tổ chức thực hiện.          

Hoạt động của GV – HS   Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Vận dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để sáng tác 01 bài thơ về Mẹ. Sau đó chỉ ra các đặc trưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật qua bài thơ.

– Đánh giá sản phẩm.      -HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà

+ Vẽ bản đồ tư duy

+ Chọn thể thơ ( lục bát, tự do…); chú ý ngôn ngữ hình tượng, truyền cảm, mang dấu ấn cá nhân.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

(NL tự học)

 

IV. Hướng dẫn học sinh tự học

      – Nắm vững các tri thức về ngôn ngữ nghệ thuật và các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

      – Hoàn thiện các BT trong sgk.

      – Tìm thêm ví dụ về các biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản đã học.

   

V. Tài liệu tham khảo

      – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…

      – Chuẩn kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 10.

      – Giáo trình Tiếng Việt thực hành

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

    VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy

Leave a Comment