Giáo án bài phòng tránh bị bắt cóc môn tiếng việt sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần 33 – tiết 2: hoạt động giáo dục theo chủ đề – phòng tránh bị bắt cóc I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần 33 – tiết 2: hoạt động giáo dục theo chủ đề

– phòng tránh bị bắt cóc

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết được một số tình huống có nguy cơ bị bắt cóc và cách phòng tránh trong các tình huống đó

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.

–           Năng lực riêng:Có ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng tránh những nguy cơ bị bắt cóc.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

–           Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

–           Giáo án.

–           Bút, giấy A0.

b. Đối với HS:

–           SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

– GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Phòng tránh bị bắt cóc. 

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

– GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 người.

– GV nêu yêu cầu: Các nhóm quan sát tranh và thảo luận về những nguy cơ bị bắt cóc mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong các tình huống.

(2) Làm việc cả lớp:

– GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

– GV mời HS chia sẻ về điều bản thân học được từ kết quả thảo luận.

c. Kết luận:Hiện tượng bắt cóc trẻ em xảy ra thường xuyên ở cả Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới vì rất nhiều lí do khác nhau. Các em nhỏ cần biết tự bảo vệ mình trước các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trong cuộc sống hằng ngày.

Hoạt động 2: Cách phòng tránh bị bắt cóc

a. Mục tiêu:

– HS biết cách phòng tránh bị bắt cóc.

– HS có ý thức vận dụng cách phòng tránh bị bắt cóc vào thực tế đời sống để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn bè.

b. Cách tiến hành: 

(1) Làm việc nhóm:

– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những cách phòng tránh bị bắt cóc.

– HS ghi lại kết quả thảo luận nhóm ra giấy A0.

(2) Làm việc cả lớp:

– GV tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ về những lưu ý phòng tránh bị bắt cóc mà nhóm đã xây dựng.

– Các nhóm đã đóng góp ý kiến cho nhau. GV nhận xét và kết luận.

c. Kết luận:Để phòng tránh bị bắt cóc, các bạn nhỏ cần lưu ý không nhận đồ từ người lạ, không đứng quá gần người lạ, không đi theo người lạ, luôn đi cùng người thân khi ra khỏi nhà.        

– HS chia thành các nhóm.

– HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày.

– HS chia sẻ.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trưng bày và chia sẻ.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

Leave a Comment