Giáo án bài phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 13: phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN TRONG SINH HOẠT (Thời lượng: 3 tiết)   I.             MỤC TIÊU Sau khi …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 13: phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt

PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN TRONG SINH HOẠT

(Thời lượng: 3 tiết)

 

I.             MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt”, học sinh sẽ có:

1.            Phẩm chất chủ yếu:

+ Nhân ái: biết nhắc nhở mọi người xung quanh phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

+ Chăm chỉ: hoàn thành các yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập.

+ Trách nhiệm:

– Có trách nhiệm với bản thân trong việc phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt.

– Có trách nhiệm với gia đình: có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình; có ý thức tiết kiệm tiền bạc trong gia đình.

– Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định của tập thể; bảo vệ của công.

+ Trung thực: trung thực trong đánh giá bản thân và đánh giá các bạn.

2.            Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học

Thích ứng với cuộc sống:

– Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

– Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.

+ Giao tiếp và hợp tác

– Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

– Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân. Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.

3.            Năng lực đặc thù

+ Năng lực điều chỉnh hành vi

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt. Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

– Điều chỉnh hành vi: bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người than cùng thực hiện những hành vi an toàn khi tiếp xúc, sử dụng các vật dung để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

+ Năng lực phát triển bản thân

– Tự nhận thức bản thân: Biết bản than phải làm gì để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

– Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm gì để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt, có kế hoạc học tập, rèn luyện những kĩ năng cơ bản để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt.

– Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện theo kế hoạch đã lập.

II.            CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Hình ảnh, video, giáo án điện tử, hoa chia nhóm (kĩ thuật mảnh ghép), bộ thẻ hình và thơ (theo phụ lục đính kèm).

2. Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ để thực hành (khăn mặt, băng dán cá nhân).

III.           CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

             Đọc thơ

a. Mục tiêu: Học sinh có tâm thế tích cực vào bài học.

b. Cách thực hiện:

Bước 1: Đọc bài thơ Nước sôi của tác giả Thanh Minh

– Chiếu hình ấm nước đang sôi, hỏi học sinh tranh vẽ gì?

– Giới thiệu bài thơ Nước sôi của tác giả Thanh Minh. Hướng dẫn học sinh đọc và diễn tả hành động theo nội dung bài thơ. Bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì? (Bài thơ nhắc nhở chúng ta không chạm tay vào ấm nước đang sôi)

Bước 2: Chuyển ý giới thiệu bài

– Hỏi học sinh: Ngoài ấm đun nước sôi, trong nhà còn có những vật dụng nào khác?

– Học sinh kể các vật dụng trong nhà.

c. Dự kiến sản phẩm:

– Đọc và diễn tả hành động theo nội dung bài thơ.

– Bài học rút ra từ bài thơ.

– Tên các vật dụng trong nhà.

d. Kết luận:

– GV: Có rất nhiều vật dụng hữu ích phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể gặp tai nạn thương tích. Vậy đó là những tai nạn thương tích gì và phòng, tránh ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt”.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:

             Hoạt động khám phá 1: Xem hình và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

b. Cách thực hiện

Bước 1: Chiếu các vật dụng (bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu) lên màn hình, mời học sinh nêu tên vật dụng.

Bước 2: Thảo luận nhóm 4

– Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Những vật dụng này có thể gây tai nạn, thương tích gì?

+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng những vật dụng đó?

– Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.

Bước 3: Hoạt động toàn lớp

– Mời đại diện các nhóm trình bày.

c. Dự kiến sản phẩm:

– Đọc và diễn tả hành động theo nội dung bài thơ.

– Bài học rút ra từ bài thơ.

– Tên các vật dụng trong nhà.

– Biện pháp để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu.

d. Kết luận:

Vật dụng              Nguy cơ               Cách phòng, tránh

Bàn ủi    Gây bỏng, gây cháy, điện giật, rơi trúng chân…   Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với từng loại quần áo, khi không sử dụng phải đặt đúng vị trí…

Cái cưa  Gây thương tích, chảy máy, nhiễm khuẩn, uốn ván, mạt cưa bay vào mắt, mũi… Không lại gần chỗ cưa đang hoạt động, đứng xa để mạt cưa không bay vào mắt, mũi…

Dao        Gây đứt tay, chảy máu   Sử dụng đúng mục đích, không vừa cầm dao vừa đi hoặc chạy…

Xích đu Bị ngã    Không đứng lên, đùa nghịc trên xích đu; đu đưa với tốc độ vừa phải.

– GV chốt: Các em còn nhỏ, chưa thể tự mình sử dụng các dụng cụ trên, Nếu có nhu cầu sử dụng phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan sát chặt chẽ của người lớn. Tuyệt đối không tự sử dụng các vật dụng trên theo ý mình.

             Hoạt động khám phá 2: Thảo luận

a. Mục tiêu:

b. Cách thực hiện:

Bước 1: Lần lượt chiếu hình cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.

Hỏi học sinh: Em đã thấy cầu thang, bậc thềm, thang cuốn ở những đâu?

Bước 2: Thảo luận nhóm đôi theo tổ

– Chia lớp thành 3 tổ.

– Mỗi tổ thảo luận 01 bức trang trong SGK/tr.54: Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn?

– Học sinh thảo luận theo nhóm đôi theo nội dung đã được phân công.

Bước 3: Thảo luận nhóm 6

– Mỗi học sinh nhận 1 bông hoa.

– Cả lớp vừa hát vừa di chuyển về nhóm mới (các bông hoa cùng loại về chung 1 nhóm).

– Lần lượt chiếu hình ảnh các tình huống trong SGK lên bảng.

– Học sinh mô tả tình huống:

+ Hình 1: Bạn gái đứng trên ghế với ra ngoài lan can.

+ Hình 2: Bạn tai trèo cây hái quả.

+ Hình 3: Bé trai cầm phích cắm để cắm vào ổ điện.

+ Hình 4: Bạn nam kéo xích đu về phía sau, phía trước là em bé.

Bước 6: Thảo luận nhóm đôi

– Giáo viên nêu câu hỏi:

+ Việc làm của các bạn có thể gây tai nạn thương tích gì?

+ Cần làm gì để phòng trách tai nạn, thương tích đó?

– Tổ chúc cho học sinh thảo luận nhóm đôi.

Bước 7: Hoạt động toàn lớp

– Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày

c. Dự kiến sản phẩm:

– Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn.

– Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/tr. 54

– Những nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong các tình huống ở SGK/tr. 54.

d. Kết luận:

– GV: Phải cẩn thận khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn và các vật dụng trong sinh hoạt đề phòng, tránh tai nạn, thương tích.

3. Hoạt động củng cố: Làm vở bài tập Đạo đức

a. Mục tiêu: Củng cổ nội dung tiết học

b. Cách thực hiện:

– Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 1, 2 trong VBT.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi vở sửa bài.

– Nhận xét đánh giá mức độ nhận thức của học sinh.

c. Dự kiến sản phẩm:

Bài làm của học sinh trong vở bài tập Đạo đức.

d. Kết luận.

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

             Xem phóng sự

a. Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào tiết học.

b. Cách thực hiện:

Bước 1: Xem clip phóng sự

– Cho học sinh xem 01 clip phóng sự ngắn về 1 tai nạn ở trẻ em trong sinh hoạt hằng ngày (từ phút 1:34 đến 2:48).

Bước 2: Khai thác nội dung clip

– Bạn nhỏ trong đoạn phim vừa xem gặp tai nạn gì? (bạn nuốt phải 3 viên bi sắt, đau bụng, tím tái)

– Nguyên nhân do đâu? (do bạn vừa ngậm đồ chơi vừa xem ti vi)

– Hậu quả thế nào? (bạn bị hoạt tử ruột, bác sĩ phẩu thuật để lấy dị vật ra)

c. Dự kiến sản phẩm:

– Câu trả lời của HS về đoạn clip.

– HS trả lời được nguyên nhân và hậu quả qua đoạn clip vừa xem.

d. Kết luận:

– GV kết luận: Đây chỉ là 1 trong những tai nạn mà các em có thể gặp phải trong sinh hoạt hằng ngày. Mỗi ngày trong quá trình sinh hoạt, có rất nhiều tình huống ẩn chứa những nguy cơ gây tai nạn, thương tích. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm một số tình huống thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày có nguy cơ gây tai nạn, thương tích qua bài “Phòng, trách tai nạn trong sinh hoạt” (tiếp theo).

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:

             Hoạt động khám phá 3: Chia sẻ

a. Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với thái độ, hành vi đúng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt và biết đưa ra lời khuyên hợp lí; hiểu được vì sao phải chú ý phòng tránh tai nạn thương tích trong sinh hoạt.

b. Cách thực hiện:

Bước 1: Mô tả tình hướng

– Lần lượt chiếu các hình trong SGK/tr. 56.

– Học sinh mô tả tình huống.

+ Hình 1: Bạn nam sờ tay vào nồi đang nấu trên bếp.

Bước 3: Hoạt động cả lớp

– Tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày.

– Tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của nhóm bạn.

– GV nhận xét, bổ sung.

Bước 4:

– Giáo viên nêu câu hỏi: Vì sao phải chú ý phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt?

– Học sinh trả lời theo suy nghĩ cá nhân.

c. Dự kiến sản phẩm:

– Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/tr. 56.

– Không đồng tình với việc làm của các bạn trong các tình huống SGK/tr. 56.

– Lời khuyên phù hợp với các tình huống SGK/tr. 56.

– Lời giải thích lí do phải chú ý phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.

d. Kết luận:

– GV: Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày có thể luôn ẩn chứa những nguy cơ có thể gây tai nạn, thương tích. Hậu quả có khi nhẹ, nhưng cũng có khi rất nặng nề – phải phẫu thuật, mất 1 phần cơ thể, để lai di chứng lâu dài, Tai nạn cháy nổ, điện giật có thể ảnh hưởng đến nhiều người, hủy hoại nhiều tài sản,… Vì vậy, các em phải luôn cẩn thận trong mọi hoạt động để bảo vệ mình; học cách sơ cấp cứu bản thân để sử dụng trong những tình huống cần thiết.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

             Hoạt động luyện tập 1: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu:

– Biết xử lí tình huống liên quan đến việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

– Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện những hành vi an toàn khi tiếp xúc, sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

b. Cách thực hiện:

Bước 1: Mô tả tình huống

– Giáo viên lần lượt chiếu các hình trong SGK/tr. 57

– Mời học sinh mô tả tình huống:

+ Hình 1: Bạn nam chỉ vào bàn ủi đang nóng.

+ Hình 2: Bạn nam vừa đi vừa cầm dao.

+ Hình 3: Bạn nam chơi diêm.

+ Hình 4: Bạn nam vừa cắm sạc vừa chơi điện thoại.

Bước 2: Sắm vai theo nhóm đôi

– Giáo viên nêu yêu cầu: Em sẽ khuyên bạn thế nào trong những tình huống trên?

– Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, sắm vai thể hiện lời khuyên bạn phù hợp với tình huống.

– Giáo viên nhận xét.

c. Dự kiến sản phẩm:

– Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/tr. 57

– Lời khuyên bạn phù hợp với các tình huống ở SGK/tr. 57

d. Kết luận:

– GV: Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày có ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây tai nạn , thương tích. Em cần nhắc nhở bạn bè, người thân cẩn thận khi sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

             Hoạt động luyện tập 2: Liên hệ bản thân

a. Mục tiêu:

– Nhận thức và điều chỉnh hành vi để phòng tránh tai nạn thương tích trong sinh hoạt.

– Xác định được những việc cần làm để phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS kể những câu chuyện của học sinh về một tai nạn đã từng gặp hoặc đã được chứng kiến.

– Yêu cầu HS nêu biện pháp phòng, tránh để không gặp phải tai nạn đó.

– HS nhận xét.

– GV nhận xét, tuyên dương.

c. Dự kiến sản phẩm:

– Câu chuyện kể của học sinh về một tai nạn đã từng gặp.

– Biện pháp phòng, tránh để không gặp phải tai nạn đó.

d. Kết luận:

– GV: Nếu chúng ta chủ động phòng tránh, chúng ta sẽ không gặp phải những tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.

TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

             Xem phóng sự

a. Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào tiết học.

b. Cách thực hiện:

Bước 1: Xem clip phóng sự

– Cho học sinh xem clip phóng sự ngắn về đám cháy nổ khu chung cư.

Bước 2: Khai thác nội dung clip

– Em vừa xem gì? (đám cháy nổ)

– Em thấy nó như thế nào? (rất nguy hiểm, có thể gây ra chết nhiều người)

c. Dự kiến sản phẩm:

– Câu trả lời của HS về đoạn clip.

– HS cảm nhận được sự nguy hiểm của cháy nổ.

d. Kết luận:

– GV kết luận.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

             Hoạt động thực hành 1: Một số kĩ năng thoát khỏi đám cháy

a.            Mục tiêu:

– HS nắm được kĩ năng thoát khỏi đám cháy.

– HS thực hành được cách thoát khỏi đám cháy (diễn tập).

b. Cách tiến hành:

– GV chuẩn bị video clip hướng dẫn kĩ năng thoát khỏi đám cháy để HS xem.

– GV cần làm mẫu trước khi tổ chức cho HS thực hành, nhắc các em chú ý hỗ trợ nhau khi luyện tập.

– GV cần nhắc HS các nội dung: Nhớ các thao tác trong kĩ năng thoát hiểm.

– Đảm bảo an toàn khi luyện tập.

– Không dùng dụng cụ luyện tập để chơi, đùa giỡn.

c. Dự kiến sản phẩm:

– HS có kĩ năng thoát khỏi đám cháy.

– HS thực hành được cách thoát khỏi đám cháy.

d. Kết luận:

– GV kết luận: Các em cần nhớ các thao tác trong kĩ năng thoát hiểm, đảm bảo an toàn khi luyện tập, không dùng dụng cụ luyện tập để chơi, đùa giỡn và phải thật sự bình tĩnh nếu có tai nạn cháy nổ xảy ra.

             Hoạt động thực hành 2: Dùng băng dán cá nhân băng bó những vết thương nhỏ.

a.            Mục tiêu:

– HS nắm được kĩ năng dùng băng dán cá nhân băng bó những vết thương nhỏ.

– HS thực hành được cách dùng băng dán cá nhân băng bó những vết thương nhỏ.

b. Cách tiến hành:

– Trong hoạt động này, GV tiếp tục tổ chức cho HS thực hành như hoạt động trên. Sau 2 hoạt động ở phần Thực hành, GV lưu ý HS:

+ Tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn.

+ Luôn có sự hướng dẫn, giám sát, giúp đỡ của người lớn.

+ Không tự ý sơ cứu nếu không biết cách làm đúng.

+ Luôn nhắc nhở bạn bè, người lớn đảm bảo an toàn trong sinh hoạt, biết cách sơ cứu khi cần thiết.

c. Dự kiến sản phẩm:

– HS có kĩ năng dùng băng dán cá nhân băng bó những vết thương nhỏ.

– HS thực hành dùng băng dán cá nhân băng bó những vết thương nhỏ.

d. Kết luận:

– GV kết luận: Phải cẩn thận khi sử dụng vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tại nạn, thương tích.

HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ:

             Điền từ thích hợp vào chỗ trống

a. Mục tiêu: Củng cố nội dung tiết học.

b. Cách thực hiện:

– Giáo viên yêu cầu, đồng thời trình chiếu trên màn hình: Điền từ vào chỗ trống. “Phải … khi sử dụng … trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.” (cho sẵn các từ: vật dụng, giữ gìn, cẩn thận)

– Học sinh chọn từ điền vào chỗ trống.

– Học sinh tương tác kéo thẻ từ vào chỗ trống trên màn hình.

– Tổ chức cho học sinh đọc lại câu hoàn chỉnh (đọc cá nhân, tập thể).

– Giáo viên nhận xét tiết học.

c. Dự kiến sản phẩm:

Câu ghi nhớ hoàn chỉnh sau khi điền từ chính xác.

d. Kết luận:

– GV: Phải cẩn thận khi sử dụng vật dụng trong sinh hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.

Leave a Comment