Giáo án bài Phong trào cách mạng Việt Nam thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 4 Phong trào cách mạng Việt Nam TRONG NHỮNG NĂM 1930 -1935 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

4 Phong trào cách mạng Việt Nam

TRONG NHỮNG NĂM 1930 -1935

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Trình bày được nguyên nhân, diễn biến chính của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

-Giải thích được tại sao nói Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

2.Năng lực:

Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự kiện cao trào cách mạng 1930-1931 đặc biệt là Xô viết Nghẹ Tĩnh

Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

GV: Máy tính, giáo án các lược đồ tranh ảnh liên quan

HS: Đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu:  Tạo tình huống  giữa cái đã biết và chưa biết về cao trào cách mạng 1930-1931

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem  tranh ảnh để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c) Sản phẩm: trình bày hiểu biết sơ lược về phong trào Xô Viêt Nghệ Tĩnh

d) Tổ chức thực hiện:

– GV cho HS quan sát tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

? Em có hiểu biết gì khi quan sát bức tranh này?

– HS huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ tình hình nước ta đầu thế kỉ XX

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi  của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

– Giáo viên giới thiệu lại đôi nét về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

 Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

– HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

– Kinh tế Việt Nam có chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng này không?  Vì sao? ảnh hưởng như thế nào?

– Tình hình xã hội Việt Nam chịu tác động như thế nào?

–  Trong khi đó, điều kiện tự nhiên nước ta như thế nào? TDP lại thi hành chính sách gì? Hậu quả gì sẽ sảy ra?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm trình bày, phản biện

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

I. Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế  

– Kinh tế: Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên chịu hậu quả nặng nề: Nông nghiệp và công nghiệp đều suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ.

– Xã hội:  Công nhân mất việc, lương giảm. Nông dân tiếp tục mất đất, phá sản. Các tầng lớp khác: tiểu tư sản, tư sản dân tộc…điêu đứng.

– Hạn hán, lũ lụt, Pháp tăng thuế, khủng bố, đàn áp.

=> Hậu quả: Toàn thể dân tộc VN mâu thuẫn với TDP -> đấu tranh.

II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 -1931 với đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên và hoàn thành bảng niên biểu diễn biến

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên và lập bảng niên biểu

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

– GV Giải thích lại khái niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ

– HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

–  Nguyên nhân nào dẫn đến cao trào cách mạng 1930 – 1931 lại bùng nổ? Nguyên nhân nào là cơ bản, quyết định tới sự bùng nổ của phong trào?

– Lập bảng  thống kê các sự kiện tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1930-1931

– ý nghĩa của cao trào cách mạng 1930-1931?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi gợi mở: – Trên toàn quốc, phong trào cách mạng diễn ra như thế nào? Ở Nghệ Tĩnh, phong trào diễn ra như thế nào

Thời gian

Sự kiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm trình bày, phản biện

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH 

1. Nguyên nhân:

– Kinh tế: Pháp tiến hành áp bức, bóc lột nặng nề.

– Chính trị: Sau KN Yên Bái, Pháp tiến hành khủng bố trắng -> không khí chính trị Đông Dương càng thêm căng thẳng.

– ĐCS VN ra đời và lãnh đạo CM.

2. Diễn niến:

Thời gian

Sự kiện

2/1930

Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền phú riềng

4/1930

Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định -Diêm-cưa Bến thủy, xi măng Hải Phòng

1/5/1930

đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.

Công nhaanh tiến hành tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động dưới nhiều hình thức.

8/1930

công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thuỷ bãi công

9/1930

phong trào công – nông phát triển tới đỉnh cao: đấu tranh chính trị kết hợp với kinh tế quyết liệt diễn ra dưới nhiều hình thức -> tấn công chính quyền địch -> Địch tan rã, Đảng lập ra chính quyền Xô Viết

Giữa 1931

Phong trào tạm lắng

3. Ý nghĩa:

– Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa, nhưng ptrào XVNT đã chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng CM to lớn của quần chúng.

– Ptrào CM 1930 -1931 là cuộc tổng diễn tập làn thứ nhất của Đảng và quần chúng CM chuẩn bị cho CM tháng 8 1945.

– Nhận định về XVNT, HCM đã viết: “ Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt ptrào trong 1 biển máu, nhưng XVNT đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động VN. Ptrào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cách mạng tháng 8 thắng lợi sau này”.

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

      d) Tổ chức thực hiện:

– Hỏi: Căn cứ vào đâu để nói: Xô Viết – Nghệ Tính là chính quyền cách mạng  của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

– Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng.

– Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã thi hành các chính sách nhằm mạng lại quyền lợi cho nhân dân:

+ Chính trị: thực hiện các quyền tự do dân chủ.

+ Kinh tế: Xoá bỏ các loại thuế, chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xoá nợ.

+ VH-XH: Khuyến khích học chữ quốc ngữ, bài trừ hủ tục phong kiến…

+ Quân sự: Mối làng có một đội tự vệ vũ tranh

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể

+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm 

+ Các bước thực hiện

Hướng dẫn HS

Giải thích tại sao nói Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931

Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

Phong trào XVNT là phong trào cách mạng quần chúng đầu tiên do Đảng lãnh đạo.

Có qui mô rộng lớn … thời gian dài

Qui tụ được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

Xây dựng được chính quyền Xô Viết tiến bộ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội => Phong trào cách mạng 1930 -1931 là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong nước

Đ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

Về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử của thời kỳ 1930-1931 trên quê hương Nghệ An

Leave a Comment