Giáo án bài Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ (TT) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 5 Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ (TT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức    +  Việc phân hóa trong …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

5 Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ (TT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

   +  Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau hiệp ước 1884: phái chủ chiến, phái chủ hòa. Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương.

2. Năng lực:

   +  Rèn kĩ năng phân tích, mô tả những nét chính các cuộc khởi nghĩa.

   +  Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

   + Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất:

Giáo dục cho các em lòng yêu nước, trân trọng những chiến tích chống giặc của cha ông, tôn kính anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

  * Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập

   * Giáo viên:  Giáo án, sgk, SGV, Tài liệu tham khảo, tranh ảnh chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

– Lược đồ: kinh thành Huế năm 1885

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’ )

a, Mục tiêu:  HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới

b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem  tranh ảnh để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c) Sản phẩm học tập: Kể tên 3 cuộc khởi nghĩa tieu biểu trong phong trào Cần Phương

d) Cách thức tiến hành hoạt động:

GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.

? Nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.

HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.

GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.

Sau 2 Hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến triều đình Huế vẫn hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Cuộc phản công tiến hành như thế nào? Phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra thế nào để hiểu ta tìm hiểu bài 26 sẽ rõ

HOẠT ĐỘNG HÌNH THỨC KIẾN THỨC (20’)

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

a) Mục tiêu: ghi nhớ thời gian, lãnh đạo và phạm vi hoạt động của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu; trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ; rút ra được ý nghĩa

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

c) Sản phẩm: lập được bảng thống kê và trình bày diễn biến

   d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV – HS

Nội dung kiến thức

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hs đọc thông tin

Cho hs tìm hiểu qua về lãnh đạo, thành phần tham gia, căn cứ, hoạt động và kết quả của hai cuộc khởi nghĩa rồi lập bảng:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian tồn tại

Lãnh đạo

Phạm vi hoạt động

Bãi Sậy

Ba Đình

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

-GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Khởi nghĩa Ba Đình

Thời gian 1886 – 1887

Phạm vi hoạt động: Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá)

Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Thời gian 1883 – 1892

Phạm vi hoạt động: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ …(Hưng Yên)

Người lãnh đạo: Đinh Gia Quê sau đó Nguyễn Thiện Thuật

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hs đọc thông tin dựa vào lược đồ trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa.

+? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa HK là tiêu biểu nhất trong PT CV

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

-GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Sau khởi nghĩa Hương Khê phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển quan một giai đoạn mới.

2. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895).

– Địa bàn:  thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lam rộng ra nhiều tỉnh khác

– Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

*. Diễn biến

– Từ năm 1885 đến năm 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

– Từ năm 1889 đến năm 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã.

+ Giống:

– Đều do các văn thân sĩ phu lãnh đạo.

– Mục đích: Giúp vua.

– Tinh thần chiến đấu dũng cảm.

– Đều thất bại.

+ Khác

– Cuộc khởi nghĩa được xây dựng tổ chức hết sức chặt chẽ và quy củ.

– Thời gian tồn tại lâu dài, địa

bàn hoạt động rộng lớn và là cuộc khởi nghĩa gây cho TD Pháp nhiều thiệt hại nhất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG   (15phut)

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

       d) Tổ chức thực hiện:

GV Tổ chức cho các nhóm hoàn thành  bảng thống kê  theo mẫu

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian tôn tại

Lãnh đạo

Đặc điểm nổi bật

Bãi Sậy

Ba Đình

Hương Khê

2.Lý giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì?

Dự kiến sản phẩm

1

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian tôn tại

Lãnh đạo

Đặc điểm nổi bật

Bãi Sậy

9 năm

Đinh Gia Quế sau đó Nguyễn Thiện Thuật

Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy ở Hưng yên để xâ dựng căn cứ

Áp dụng chiến thuật đánh du kích

Ba Đình

1 năm

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Dựa vào địa hình ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá) để xây dựng căn cứ.

Hương Khê

10 năm

Phan Đình Phùng, Cao Thắng

1885-1888: thời kỳ tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí.

1888-1895: thời kỳ chiến đấu ác liệt.

2. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn…

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước

Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh

Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác…

Leave a Comment