Giáo án bài Phong trào Tây Sơn (tiếp theo) thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 21 Phong trào Tây Sơn (tiếp theo) III. TâY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH   I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

21 Phong trào Tây Sơn (tiếp theo)

III. TâY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

  I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được những sự kiện cơ bản về quá trình đánh đổ chính quyền họ Trịnh của anh em Tây Sơn. ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân

Việc Tây Sơn thu phục Bắc Hà đã xóa bỏ tình trạng chia cắt đàng trong đàng ngoài hơn hai thế kỷ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.

2. Năng lực : Rèn luyện kỹ năng khai thác tranh ảnh, nhận xét  các sự kiện lịch sử

 Sử dụng bản đồ thành tạo để khai thác  kiến thức : Xác định địa danh, biết đối chiếu

3. Phẩm chất : Bồi dưỡng ý thức căm  ghét bọn bóc  lột, ý thức truyền  thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong  kiến. Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những  kẻ chia cắt đất nước

 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án word và Powerpoint.

– Tranh ảnh có liên quan. – Lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến.

– Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

– Đọc trước sách giáo khoa.

– Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

  III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

  A.TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.

GV hỏi bài cũ (5’) : Dùng lược đồ yêu cầu HS tường thuật diễn biến chính  và ý nghĩa của  chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút. Vai trò của Nguyễn Huệ trong trận Rạch Gầm- Xoài Mút.

GV giới thiệu bài mới : Dùng phần nhận xét trả lời bài cũ : GV khẳng định : Quân Tây sơn bắt đầu bước vào thời  kỳ rực rỡ, vinh quang nhất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ sự kiện cơ bản về quá trình đánh đổ chính quyền họ Trịnh của anh em Tây Sơn. ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân cũng như việc thu phục được Bắc Hà

 b) Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân thực hiện các hoạt của giáo viên tổ chức

c) Sản phẩm học tập: xác định được vùng kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn ngày càng mở rộng; thu phục được Bắc Hà

d) Cách thức tiến hành hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NỘI DUNG

Hoạt động 1   12p

B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

GV dùng lược đồ => HS xác định vùng kiểm sóat của Tây Sơn.

-Thái độ của quân Trịnh ở thành Phú Xuân như thế nào? (Kiêu căng , sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận )

-Nguyễn Huệ ra Bắc tại sao phải lấy danh nghĩa “phù Lê, diệt Trịnh”?   (để kêu gọi nhân dân hưởng ứng )

-Hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa gì?  ( Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước;Đáp ứng nguyện vọng nhân dân của cả nước)

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

– B3: HS: báo cáo, thảo luận

– B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

– GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2    12p

B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu

-Sau khi trở vào Nam tình hình Bắc Hà như thế nào?

-Nguyễn Hữu Chỉnh có thái độ ra sao?

GV chỉ lược đồ sự phân chia cai quản của 3 anh em Tây Sơn.

Thảo luận nhóm

Nhóm 1,2: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà ?

Cả 3 lần tiến quân ra Bắc , Nguyễn Huệ đều được nhân dân hưởng ứng và các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm , Phan Huy ích … hết lòng giúp sức trong việc xây dựngchính quyền ở Bắc Hà . Nguyễn Huệ đã biết trọng dụng họ phong chức tước cho họ .

Nhóm 3,4:  Tại sao Tây Sơn lại lật đổ các chính quyền một cách nhanh chóng. ?

HS thảo luận:

+Đựơc nhân dân,nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.

+Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh.

+Chính quyền phong kiến Trịnh-Lê quá thối nát.

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

– B3: HS: báo cáo, thảo luận

– B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

– GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 

– Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.

Tháng 6 -1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh , nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ được thành Phú Xuân rồi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

 -Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” , Tây Sơn tiến quân ra Bắc

-Giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt.Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê,rồi trở vào nam.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.

-Bắc Hà rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hũư Chỉnh ra giúp và đánh tan họ Trịnh.

– Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn, Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm.

-Các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm , Phan Huy Ích , Nguyễn Thiếp hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b) Nội dung hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân hoàn thành bảng niên biểu. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn  hoặc giáo viên.

c) Sản phẩm học tập: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

d) Cách thức tiến hành hoạt động

– Tổ chức cho hoạc sinh lập bảng niên biểu:

Thời gian

Sự kiện

Kết quả, ý nghĩa

Tháng 6-1786

Ngày 21-7-1786

Giữa năm 1788

Dự kiến sản phẩm:

Thời gian

Sự kiện

Kết quả, ý nghĩa

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Giải  phóng hoàn toàn Đàng trong nghĩa quân đã làm chủ hoàn toàn đàng trong.

Tạo thêm thanh thế để nghĩa quân tiến ra đàng ngoài.

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

– Xóa bỏ biên giới Sông Gianh

– Nối liền lãnh thổ đàng trong, đàng ngoài bị chia cắt gần 2 thế kỷ. Là cơ sở đầu tiên cho việc thống nhất đất nước.

– Từ đây phong trào Tây Sơn trở thành nơi hội tụ tập trung sức mạnh của hàng triệu nông dân trong cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Nguyễn Huệ nhận được sự ủng hộ của nhân dân và giới sỹ  phu Bắc Hà. Mổt khác quân tây sơn mạnh, chính quyền phong  kiến Trịnh Lê đã thối nát.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DUNG:

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập

c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm

d) Cách thức tiến hành hoạt động

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

– Là HS em phải làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết

– Vai trò của Nguyễn Huệ trong công cuộc chinh phục Bắc Hà?

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

 Gợi ý:Vai trò của Nguyễn Huệ trong công cuộc chinh phục Bắc Hà:

1. Tạo nên nền móng cho quá trình thống nhất đất nước.

2. Bước đầu xây dựng nên khối đoàn kết dân tộc.

3. Tạo nên một cách nhìn  mới cho sỹ phu Bắc Hà.

E. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI MỚI.

GV hướng dẫn học sinh soạn bài  mới. Trả lời các câu hỏi trong SGK chú trọng vai trò to lớn của Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn.

– Tài thao lược quân sự của Quang Trung, Ngô Thì Nhậm

– Những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh, đặc biệt là đại thắng ở trận Ngọc Hồi – Đống Đa. xuân Kỷ Dậu 1789.

Leave a Comment