Giáo án bài Phương pháp thuyết minh theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 9 Phương pháp thuyết minh   I.  Mức độ cần đạt   TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1              …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

9 Phương pháp thuyết minh

 

I.  Mức độ cần đạt

 

TT           MỤC  TIÊU          MÃ HOÁ

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

1              Nhớ lại các kiến thức cơ bản đã học về các phương pháp thuyết minh.    Đ1

2              Nhận diện và phân tích được hiệu quả của mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.

                Đ2

3              Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp            N1

4              Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, có thể trao đổi phản hồi         NG1

5              Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.      V1

Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề

6              Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên góp ý.            TC-TH

7              Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm.          GT- HT

8              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.    GQVĐ

Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm

9              Tự hào, yêu quý hơn nữa tiếng Việt, quê hương, đất nước.

                YN

10           Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.

                TN

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,…

2.Học liệu:

*Giáo viên:

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

*Học sinh:

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập            

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

A. TIẾN TRÌNH

 

Hoạt động học  

Mục tiêu              Nội dung dạy học trọng tâm       

PP, KTDH             Phương án kiểm tra đánh giá

 

  Hoạt động           Mở đầu

 (7 phút)               Kết nối – Đ1        Huy động vốn kiến thức về các phương pháp thuyết minh đã học trong chương trình Ngữ văn THCS; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới        Đàm thoại gợi mở

                GV đánh giá trực tiếp phần phát biểu của HS.

Hoạt động Hình thành kiến thức

(20 phút)             Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT                 I.             Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

II.            Một số phương pháp thuyết minh.

III.           Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh              Đàm thoại gợi mở

Kĩ thuật sơ đồ tư duy

Kĩ thuật làm việc nhóm  GV đánh giá  phiếu học tập,  sản phẩm học tập của HS.

 

Hoạt động

Luyện tập

( 10 phút)            Đ2, N1, NG1, ; TCTH        Thực hành bài tập SGK. Hoạt động nhóm, Dạy học giải quyết vấn đề        GV đánh giá phiếu học tập của HS dựa trên Đáp án

 

Hoạt động Vận dụng

(5 phút)                V1          Viết đoạn văn thuyết minh ( khoảng 200 chữ) về một nghề em định lựa chọn trong tương lai. Chỉ ra em đã sử dụng phương pháp nào?

                Dạy        học giải quyết vấn đề     GV đánh giá qua bài làm về nhà của HS.

Hoạt động

Mở rộng

(3 phút)                V1, YN, TCTH      + Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm tranh ảnh, video clip để hỗ trợ viết bài thuyết minh ngắn giới thiệu 1 vài tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học.

                Dạy học giải quyết vấn đề             Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

A.            TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 

HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu:  Kết nối – Đ1

b.Nội dung: HS trả lời câu hỏi để tìm ra đáp án đúng.

Những ngữ liệu sau sử dụng phương pháp thuyết minh gì mà em đã học ở chương trình Ngữ văn THCS?

1/Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghê thuật lớn của Việt Nam.

2/Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

3/Rắn là loài bò sát không chân.

4/Cá là loài động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang.

       5/Nguyễn Du là một thiên tài và Truyện Kiều của ông là một kiệt tác.

c. Sản phẩm: Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp phân loại, phương pháp giải thích.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

Những ngữ liệu sau sử dụng phương pháp thuyết minh gì mà em đã học ở chương trình Ngữ văn THCS?

1/Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghê thuật lớn của Việt Nam.

2/Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

3/Rắn là loài bò sát không chân.

4/Cá là loài động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang.

       5/Nguyễn Du là một thiên tài và Truyện Kiều của ông là một kiệt tác.

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           – Thực hiện  nhiệm vụ.

– Báo cáo nhiệm vụ.

(NL giải quyết vấn đề)

 

–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.

– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.

– Có thái độ tích cực, hứng thú.

HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

a.Mục tiêu: Đ1, Đ2, N1, NG1; GT-HT

b.Nội dung hoạt động: HS sử dụng sgk, vở soạn để trả lời câu hỏi GV đưa ra:

1.Yêu cầu để viết một bài văn thuyết minh là gì?

     2.Muốn viết văn bản thuyết minh thì ngoài tri thức và nhu cầu thì còn cần điều kiện gì nữa?

3.Cần ghi nhớ điều gì về mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh với mục đích thuyết minh?

-Ở THCS, các em đã tìm hiểu những phương pháp thuyết minh nào? Hãy nhắc lại và cho ví dụ.

 

c.Sản phẩm:

– Phương pháp thuyết minh là hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng để mong đạt được mục đích mà mình đã đặt ra.

Các phương pháp

+ Đoạn trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

                Đoạn trích thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng ở đây là phương pháp nêu ví dụ.

+ Đoạn trích Thi sĩ Ba- sô và "Con đường hẹp thiên lí".

+ Đoạn trích Con người và con số trên tạp chí Kiến thức ngày nay.

+ Đoạn trích Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

+ Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân- quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

– Việc lựa chọn pp thuyết minh nào, bao nhiêu ? phải do mục đích thuyết minh quyết định

– Không chỉ thuyết minh cho người đọc hiểu được sự vật hiện tượng mà còn phải l;àm cho VB thuyết minh trở nên sinh động hấp dẫn

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV         HĐ CỦA HS

– Giao nhiệm vụ:

*HS đọc mục II.2 và trả lời các câu hỏi:

-Sách Ngữ văn 10, tập 2 còn giới thiệu thêm những phương pháp thuyết minh nào khác?

-Cho HS tìm hiểu các ví dụ để xác định rõ trong mỗi ví dụ tác giả thuyết minh điều gì ? Và đã thuyết minh bằng phương pháp cụ thể nào ?

Từ đó củng cố những hiểu biết và tác dụng của các phương pháp

– Đánh giá sản phẩm.

– Chuẩn kiến thức.           -HS trao đổi, thảo luận, cử đại diện trình bày về  các phương pháp thuyết minh mới.

(Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tư duy Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận, )

HĐ LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Đ2, N1, NG1; GT-HT

b. Nội dung hoạt động: HS củng cố kiến thức lí thuyết, vận dụng giải quyết nhiệm vụ

? Văn bản sau sử dụng phương pháp thuyết minh gì?

      Năm 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm về trí sĩ ở quê, trong am Bạch Vân và đi ngao du sơn thuỷ. Ông chịu ảnh hưởng sâu xa của Lão Trang và chịu ảnh hưởng trực tiếp của Lưu An tức Hoài Nam Vương. Sách Liệt tiên truyện của Lưu Hướng có chép: Lưu An học đạo tiên, luyện được thuốc trường sinh bất tử. Một hôm, sau khi ăn thuốc ấy, ông bay lên trời, chơi ở cung tiên là Bạch Vân Hương (Làn Mây Trắng). Từ đó đi tới ý nghĩa của tên hiệu "Bạch Vân cư sĩ".

c.Sản phẩm: Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả:

d.Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ: Văn bản sau sử dụng phương pháp thuyết minh gì?

      Năm 1542, Nguyễn Bỉnh Khiêm về trí sĩ ở quê, trong am Bạch Vân và đi ngao du sơn thuỷ. Ông chịu ảnh hưởng sâu xa của Lão Trang và chịu ảnh hưởng trực tiếp của Lưu An tức Hoài Nam Vương. Sách Liệt tiên truyện của Lưu Hướng có chép: Lưu An học đạo tiên, luyện được thuốc trường sinh bất tử. Một hôm, sau khi ăn thuốc ấy, ông bay lên trời, chơi ở cung tiên là Bạch Vân Hương (Làn Mây Trắng). Từ đó đi tới ý nghĩa của tên hiệu "Bạch Vân cư sĩ".

– Đánh giá sản phẩm và chuẩn kiến thức.               –      HS thực hiện nhiệm vụ.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

(NL giải quyết vấn đề)

HĐ 4.VẬN DỤNG

a.Mục tiêu: V1, TC-TH

HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao về văn thuyết minh.

b.Nội dung: HS viết một đoạn văn thuyết minh về một nghề mình định lựa chọn trong tương lai.

c. Sản phẩm: là đoạn văn của HS (Vận dụng lí thuyết đã học, viết đoạn văn theo yêu cầu đảm bảo nội dung và hình thức).

d.Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của GV            HĐ của HS

-GV giao nhiệm vụ:

      Viết đoạn văn thuyết minh ( khoảng 200 chữ) về một nghề em định lựa chọn trong tương lai. Chỉ ra em đã sử dụng phương pháp nào?

– Đánh giá sản phẩm.          –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

(NL giải quyết vấn đề)

 Vận dụng lí thuyết đã học, viết đoạn văn theo yêu cầu đảm bảo nội dung và hình thức.

 

HĐ 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.

 

a.Mục tiêu: V1, TC-TH

HS có ý thức tìm tòi, mở rộng kiến thức.

     b.Nội dung: HS lập sơ đồ tư duy bài học.

c.Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS.

                d. Tổ chức thực hiện.          

Hoạt động của GV            HĐ của HS

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm tranh ảnh, video clip để hỗ trợ viết bài thuyết minh ngắn giới thiệu 1 vài tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học.

                -HS thực hiện nhiệm vụ

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

(NL tự học)

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Sưu tầm tranh ảnh, video minh hoạ phù hợp. Kết hợp trình chiếu ppt và diễn đạt bằng ngôn ngữ nói trước tập thể về tác giả, tác phẩm đã chọn.

   IV. Tài liệu tham khảo

      – Bố cục của văn bản.

      – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,…

      – Một số tài liệu trên mạng internet.

Leave a Comment