Giáo án bài Quá trình nội sinh và ngoại sinh môn địa lý lớp 6 sách chân trời sáng tạo

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình. Khoáng sản. Môn học/hoạt động giáo dục: địa lí 6 Thời gian thực …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 10. Quá trình nội sinh và ngoại sinh.

Các dạng địa hình. Khoáng sản.

Môn học/hoạt động giáo dục: địa lí 6

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

–           Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh.

–           Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.

–           Phân biệt được các dạng địa hình chính trênTrái Đất.

–           Kể được tên một số loại khoáng sản

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực tìm hiểu địa lí:  – Nhận biết một số dạng địa hình do quá trình nội sinh, ngoại sinh tạo thành qua

hình ảnh.

– Phân tích hình ảnh để trình bày được hiện tượng tạo núi.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Tôn trọng quy luật tự nhiên

– Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

– Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: – Hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và quá trình

ngoại sinh, hiện tượng tạo núi

– Video về địa hình do tác động của nội sinh và ngoại sinh, hiện tượng tạo núi

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

                       Hoạt động của GV và HS     Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Bề mặt địa hỉnh Trái Đất cùa chúng ta không bằng phăng, có những nơi được nâng cao lên nhưng cũng có những nơi lại bị bào mòn hay sụp xuống. Tại sao lại có những sự thay đôi như vậy? Có nơi nào trên vỏ Trái Đât vừa được nâng cao vừa bị bào mòn hay không?

Tại Việt Nam, chúng ta thường nghe đến dãy núi Hoàng Liên Sơn, đồi chè Thái Nguyên, cao nguyên Lâm Viên, Đồng bằng sông Cửu Long,… Dựa vào những căn cứ nào đê phân chia địa hỉnh như

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ        

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Trình bày kết quả        

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới           

                                       Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

a. Mục đích:  HS biết được khái niệm nội sinh, ngoại sinh, quá trình vận động và các hiện tượng cảu quá trình đó

b. Nội dung: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

c.  Sản phẩm:

d. Cách thực hiện.

                     Hoạt động của GV và HS       Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Dựa vào nội dung trong bài và hình 10.1, em hãy cho biết:

–           Thế nào là quá trình nội sinh và ngoại sinh?

–           Bồ mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a, b, c?

-Hình nào là kết quả của các quá trình ngoại sinh và hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe         I. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

(Bảng chuẩn kiến thức)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung       

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài       

Bảng chuẩn kiến thức

Hoạt động 2.1: Các dạng địa hình chính

a. Mục đích:  HS biết độ cao so với mực nước biển và đặc điểm của các dạng địa hình.

b. Nội dung: Các dạng địa hình chính

c.  Sản phẩm: bài thuyết trình và sản phẩm của HS

d. Cách thực hiện.

                     Hoạt động của GV và HS       Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS quan sát hình ảnh và kiến thức SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng sau:

Nhóm 1,2: tìm hiểu về Núi.

Nhóm 3,4: Tìm hiểu về Đồi.

Nhóm 5,6: Tìm hiểu về cao nguyên

Các dạng địa hình    Độ cao so với mực nước biển         Đặc điểm

Núi                 

Đồi                 

Cao nguyên              

Đồng bằng                

HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe         II/. Các dạng địa hình chính

(Bảng chuẩn kiến thức)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung       

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài       

Bảng chuẩn kiến thức

Các dạng địa hình    Độ cao so với mực nước biển         Đặc điểm

Núi      Độ cao của núi so với mực nước biển là từ 500 m trở lên          Núi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi      . Độ cao của đồi so với vùng đất xung quanh thường không quá 200 m.        Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải

Cao nguyên   cao trên 500 m so với mực nước biền       vùng đất tương đối băng phăng hoặc gợn sóng. có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

Đồng bằng     Dưới 200m so với mực nước biển. Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ dốc nhỏ.

Hoạt động 2.3: Khoáng sản

a. Mục đích:  HS biết được tên các loại khaongs sản và công dụng của chúng

b. Nội dung: Tìm hiểu Khoáng sản

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS    Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV : Quan sát hình 10.4 và thông tin trong bài:

–           Em hãy cho biết các hình a, b, c, d là khoáng sản nào?

–           Những khoáng sản này có công dụng gì?

–           Hãy kê tên một vài khoáng sản khác mà em biết HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ        III/ Khoáng sản

-Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

– Khoáng sản gồn 3 loại: Năng lượng, kim loại và phi kim.

– Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác đề sử dụng vào mục đích kinh tế.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung       

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng

HS: Lắng nghe, ghi bài       

Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học

b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập.

c.  Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.

1.         Hãy phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

2.         Cho biết độ cao tuyệt đoi của các dạng địa hình chỉnh.

3.         Tìm kiếm thông tin về hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản mà em biết?

HS: lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục đích:  HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức

c.  Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Hoạt động của GV và HS    Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV:

1.         Em hãy tìm thông tin về hang Sơn Đoàng và cho biết hang Sơn Đoòng là kết quả của quá trình hình thành địa hình nào?

2.         Nơi em sinh Sổng thuộc dạng địa hình nào? Dạng địa hình này phù hợp với những hoạt động kinh tế nào?

3.         Vì sao ngày nay con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế các tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá?HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ      

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung       

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức

HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

Leave a Comment