Giáo án bài Quần cư đô thị hóa theo 5 bước hoạt động phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 3. Quần cư đô thị hóa I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.       Kiến thức Học sinh nắm : –        Những đặc điểm cơ bản về quần …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

3. Quần cư đô thị hóa

I.       MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.       Kiến thức

Học sinh nắm :

–        Những đặc điểm cơ bản về quần cư nông thông và quần cư đô thị

–        Biết được vài nét lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.

2.       Kĩ năng

–        Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc trên thực tế hoặc trên bản đồ hoặc nhận biết được sự phân bố của các siêu đô thị đông nhất thế giới.

3.       Phẩm chất.

–        Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại.

4.       Định hướng phát triển năng lực

–        Năng lực chung : năng lực giải quyết vấn đề.

–        Năng lực riêng : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

II.      CHUẨN BỊ

*        Thầy:

+ Tranh ảnh về các loại quần cư

+ Bảng thống kê tên các siêu đô thị

+ Phóng to lược đồ H3.3 trang 11 SGK

*        Trò

–        Soạn bài: học bài theo hướng dẫn về nhà

III.     CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.       Ổn định tổ chức ( 1p’)

2.       Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Dân cư thế giới được phân bố như thế nào ?

Câu 2: Trên thế giới có mấy chủng tộc chính ? Căn cứ vào đâu mà người ta chia ra các chủng tộc ?

3.       Bài mới

 

Hoạt động của GV         Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Mở bài : Từ xa xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau để tạo nên sức mạnh nhằm khai thác và chế ngự tự nhiên. Các làng mạc và đô thị dần dần hình thành trên bề mặt Trái Đất.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: – Những đặc điểm cơ bản về quần cư nông thông và quần cư đô thị

– Biết được vài nét lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

 

Hoạt động của thầy         Hoạt động của trò nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị

GV yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “ Quần cư”/188.

? Nhắc lại bài cũ “dân cư” là gì?

GV: cần phân biệt rõ 2 thuật ngữ “quần cư” và “dân cư”

? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi?

GV chia lớp thành 2 nhóm:

–        Nhóm1: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn? ( cách tổ chức sinh sống, mật độ, lối sống, hoạt động kinh tế?

–        Nhóm2: Đặc điểm quần cư đô thị

* Các nhóm trình bày theo bảng

Các đặc điểm khác nhau cơ bản của 2 hình thức quần cư.        HS đọc

 

HS nhắc lại: Là số người sinh sống trên một diện tích nhất định         1  –  Quần  cư   nông

 thôn  và  quần  cư đô

 thị

          HS trả lời:

Sự phân bố, mật độ, lối sống, kinh tế…

HS tập hợp thành hai nhóm, thảo luận, dùng VBT làm phiếu học tập, đại diện trình bày.       

          Các yếu

tố       Quần cư nông thôn         Quần cư đô thị              

          Cách tổ

chức sinh     – Nhà cửa xen đồng

ruộng, phân tán tập         – Nhà cửa tập trung cao,

tập hợp thành phố,                  

 

          sống  hợp thành làng xóm       phường                

          Mật độ        – Dân cư thưa thớt – Dân tập trung đông               

         

Lối sống      – Dựa vào truyền thống gia đình, dòng

họ, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền – Cộng đồng có tổ chức, văn minh, lịch sự, mọi

người tuân theo pháp luật.                

          Hoạt đông

kinh tế         – Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp      – Sản xuất công nghiệp, dịch vụ                 

? Liên hệ với địa phương, gia đình em, đang cư trú thuộc kiểu quần cư nào?

? Dựa vào hiểu biết thực tế cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút người dân tới

sinh sống?   HS liên hệ

 

 

HS: Quần cư đô thị       

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đô thị hóa, siêu đô thị

GV yêu cầu học sinh đọc phần đầu mục 2 sgk

? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? ở đâu?

 

? Xuất hiện đô thị do n/c gì của con nguời?

 

 

? Đô thị phát triển nhất khi nào? tại sao ?

 

GV giới thiệu : Siêu đô thị là những đô thị tập trung từ 8 triệu dân trở nên

? Quan sát H3.3 cho biết có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới ?

? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhát? đọc tên?

? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào ?

GV tổng kết: Ngày nay số người sống trong đô thị chiếm 50% dân số thế giới

? Sự phất triển nhanh các siêu đô thị sẽ dẫn đến hậu quả gì      HS đọc

 

HS nêu ý kiến: Thời kỳ cổ đại, ở Trung Quốc, Ân Độ, La Mã

HS trả lời: Trao đổi hàng hoá, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và công nghiệp HS lí giải: Thế kỷ XIX do kinh tế bắt đầu phát triển

 

 

HS quan sát, phát biểu: 23 Châu á, 12

 

HS nhận xét

HS nêu: Môi trường, sức khoẻ, giao thông, giáo dục, trật tự an ninh  2 – Đô thị hoá, siêu

 đô thị:

–        Đô thị xuất rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX là lúc công nghiệp phát triển

 

–        Các siêu đô thị ngày càng phát triển ở các nước đang phát triển ở Châu á và Nam Mỹ

 

cho xã hội?

GV: Tốc độ đô thị hoá quá nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển ở các nước đang phát triển đang là vấn đề gay gắt, những khu nhà ổ chuột, người thất nghiệp ngày càng nhiều trong các đô thị, nạn chộm cắp, lừa đảo ngày càng nhiều, môi trường bị ô nhiễm nặng…             

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Câu 1: Dân cư thế giới có mấy loại hình quần cư chính?

a. Hai loại hình     b. Ba loại hình      c. Bốn loại hình    d. Năm loại hình. Câu 2: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư nông thôn?

a. Thôn xóm         b. Làng bản

c. Khóm      d. Xã.

Câu 3: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị?

a. Tổ dân phố       b. Quận       c. Thị trấn   d. Huyện. Câu 4: Đô thị hóa tự phát sẽ để lại những hậu quả gì?

a.Ô nhiễm môi trường    b. Thất nghiệp

c. Mất mĩ quan đô thị     d. Tất cả các hậu quả trên. Câu 5: Siêu đô thị là đô thị có tổng số dân trên:

a. 5 triệu người      b. 8 triệu người     c. 10 triệu người    d. 15 triệu người.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

– Nêu sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và nông thôn ?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

–        Bài cũ: + Học thuộc bài, nắm chắc kiến thức có liên quan.

+ Làm bài tập trong VBT và tập bản đồ.

–        Bài mới: Chuẩn bị bài 4: “Thực Hành : Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”

+ Đọc trước bài.

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức

– HS nắm được các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị.

– HS hiểu được sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư.

1.2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh quần cư đô thị, quần cư nông thôn, qua đó so sánh sự khác biệt giữa hai loại quần cư này.

– Rèn kĩ năng bản đồ

1.3. Thái độ

– Tình yêu quê hương, đất nước.

– Ý thức đúng đắn về chính sách dân cư.

2. TRỌNG TÂM

– Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới.

3.2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà, chuẩn bị những câu hỏi mới.

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm diện HS

4.2. Kiểm tra miệng

 Câu 1: Xác định trên bản đồ dân cư thế giới các khu vực dân cư sống tập trung ? Giải thích tại sao khu vực trên lại tập trung đông dân? (8 điểm)

– HS xác định trên bản đồ: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Tây và Trung Âu…

– Giải thích: do có điều kiện thuận lợi như ven biển, đồng bằng, hay các khu đô thị lớn, các nơi có khí hậu mưa thuận gió hòa….

Câu 2: Xác định 1 số siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên trên thế giới? (2 điểm)

– HS xác định

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

 

Hoạt động 1: giới thiệu bài

Thời xa xưa con người sống lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, tuy nhiên về sau họ biết sống quây quần, tụ tập ở 1 vùng 1 nơi để có thêm sức mạnh khai thác và cải tạo thiên nhiên. Từ đó hình thành các kiểu quần cư. Vậy các em có muốn biết có mấy loại quần cư, cách tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua bài học ngày hôm nay.

Hoạt động 2: cá nhân, nhóm

*Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư  đô thị

– Quần cư là gì? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi?

HS: mật độ dân số, nhà cửa, đường sá,…

– Có mấy loại quần cư?

– Quan sát ảnh 3.1 và 3.2, cho biết sự khác biệt giữa quang cảnh nông thôn và đô thị?

Thảo luận nhóm: 4 nhóm – 5 phút

Nhóm 1, 2: Đặc điểm quần cư nông thôn?

Nhóm 3, 4: Đặc điểm quần cư đô thị?

Thảo luận theo nội dung sau:

+ Cách tổ chức sinh sống?

+ Mật độ, lối sống?

+ Hoạt động kinh tế?

Các nhóm trình bày và nhận xét

Giáo viên chuẩn xác và kết luận.

          Nội dung bài học

1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị

 

Các yếu tố   Quần cư nông thôn         Quần cư đô thị

Cách tổ chức

sinh sống     Xuất hiện sớm, làng mạc, thôn xóm thường phân tán nhà cửa xen đồng ruộng          Phát triển từ các điểm dân cư nông thôn. Nhà cửa tập trung xây thành phố, phường.

Mật độ        Thấp           Cao

 

Lối sống      Dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, làng xóm, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền.         Công đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật, quy định về nếp sống văn minh, trật tự, bình đẳng.

Hoạt động kinh tế Nông – lâm – ngư nghiệp          Công nghiệp – dịch vụ

Liên hệ

– Hãy cho biết nơi em ở cùng gia đình thuộc kiểu quần cư nào?

HS: Quần cư đô thị

– Với thực tế địa phương mình, em cho biết kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân tới sinh sống?

HS: Đô thị

Hoạt động 3: cá nhân

*Tìm hiểu đô thị hóa và siêu đô thị

GV giới thiệu thuật ngữ: Đô thị hóa

– Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào và ở đâu? Nguyên nhân xuất hiện?

HS: Từ thời kỳ cổ đại: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp…. do nhu cầu trao đổi hàng hóa.

– Đô thị phát triển nhất khi nào ?

– Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị?

HS: Sự phát triển của thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp

– Thế nào là siêu đô thị?

HS: Dân số tập trung đông trên một quy mô diện tích. Đô thị trên 8 triệu dân

HS quan sát lược đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới, kết hợp xem H 3.3.

– Xác định các siêu đô thị trên bản đồ? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất?

– Ngày nay, tỉ lệ người sống trong các đô thị như thế nào?

 

 

– Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào ?

MR: Năm 1950: 8 đô thị (5tr dân trở lên); Năm 1975: 23 đô thị; hiện nay: 50 đô thị với tổng số dân 372,4 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số TG và gần 13% dân số đô thị toàn cầu

Tích hợp GDMT

– Sự tăng nhanh, tự phát của số dân trong các đô thị gây ra hậu quả gì?

 

– Hướng giải quyết

HS: phân bố lại dân cư (di dân), đến các vùng sâu, vùng núi bằng nhiều biện pháp.

Liên hệ:

– Kể tên các nước có quá trình đô thị hóa cao, Các nước có quá trình đô thị hóa thấp?

HS: Mehico, Xaopaolô, Riôđơgianero (Braxin), Mumbai, Cairo (Ai Cập)

– Cho biết tình hình đô thị hóa ở Việt Nam?

GV: Tốc độ đô thị hóa của VN còn chậm và trình độ thấp: Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm phần trăm.

– Việt Nam có siêu đô thị không? Nếu có kể tên?

HS: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội

2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị

 

 

– Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỉ XIX – lúc công nghiệp phát triển.

 Ngày nay, số người sống trong các đô thị chiếm 50% dân số thế giới.

– Số siêu đô thị ngày càng tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển châu Á và Nam Mỹ.

– Quá trình phát triển đô thị một cách tự phát đã ảnh hưởng lớn đến môi trường, sức khỏe, giao thông, .. của người dân đô thị.

 

4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố

Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn về hoạt động kinh tế?

– Quần cư đô thị: công nghiệp, dịch vụ

– Quần cư nông thôn: nông – lâm – ngư nghiệp

Câu 2: Xác định trên bản đồ các siêu đô thị trên thế giới?

– HS xác định.

4.5. Hướng dẫn học sinh tự học

* Đối với bài học ở tiết học này:

– Học bài và nắm chắc sự khác biệt giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn.

– Làm bài tập 2 trang 12 – Tập bản đồ Địa lí 7.

* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

– Chuẩn bị bài 4: “Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”

+ Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi.

+ Qua H4.4, các siêu đô thị ở châu Á phần lớn nằm ở vị trí nào? Thuộc các nước nào ?

5. RÚT KINH NGHIỆM

Nội dung

  

Phương pháp

  

Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

 

Leave a Comment