Giáo án bài quan tâm, chăm sóc người thân môn tiếng việt sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần 26 – tiết 2: hoạt động giáo dục theo chủ đề – quan tâm, chăm sóc người thân I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần 26 – tiết 2: hoạt động giáo dục theo chủ đề

– quan tâm, chăm sóc người thân

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Có ý thức tự giác, tích cực tham gia những hoạt động chung trong gia đình.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.

–           Năng lực riêng:Bày tỏ được cảm nghĩ khi cùng tham gia hoạt động chung của gia đình.

3. Phẩm chất

–           Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

–           Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với GV

–           Giáo án.

–           SGK.

b. Đối với HS:

–           SGK.

–           Tranh ảnh về sự tham gia của các thành viên vào những hoạt động chung trong gia đình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành:

– GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Quan tâm, chăm sóc người thân

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động3: Hoạt động chung trong gia đình

a. Mục tiêu: HS kể lại được các hoạt động chung mà bản thân đã tham gia cùng gia đình và bày tỏ cảm nghĩ.

b.Cách tiến hành:

(1) Quan sát tranh:

– GV tổ chức cho HS quan sát các bức tranh mô tả các hoạt động chung trong gia đình.

– GV mời HS chia sẻ về những hoạt động chung trong gia đình mà HS quan sát được qua các bức tranh.

(2) Làm việc nhóm:

– GV chia HS thành các nhóm.

– GV yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ với nhau theo các nội dung:

+ Em hãy nhớ lại những hoạt động chung mà em đã tham gia cùng gia đình và kể lại cho các bạn nghe.

+ Nêu cảm nghĩ của em khi cùng tham gia hoạt động chung với người thân.

+ Em thích tham gia hoạt động chung nào nhất? Vì sao?

(3) Chia sẻ với cả lớp

– GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các nội dung trên.

– GV khen ngợi HS đã có ý thức trách nhiệm tham gia hoạt động chung trong gia đình.

c. Kết luận:Có rất nhiều hoạt động chung mà em có thể tham gia cùng bố mẹ như dọn dẹp cùng bố mẹ sau bữa ăn tối, cùng dọn dẹp nhà cửa,….Khi tham gia các hoạt động chung, các thành viên trong gia đình sẽ gắn kết và thấu hiểu nhau hơn. Là một thành viên của gia đình, các em hãy tích cực tham gia vào những hoạt động chung đó.

Hoạt động 4: Quan tâm đến người thân trong gia đình

a. Mục tiêu: HS biết cách xử lí tình huống để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

b.Cách tiến hành:

(1) Làm việc nhóm:

– GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 người.

– GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Mỗi nhóm quan sát một bức tranh.

+ Mô tả lại tình huống trong tranh.

+ Thảo luận về cách xử lí tình huống đó.

(2) Làm việc cả lớp:

– GV yêu cầu các nhóm thực hiện đóng vai xử lí tình huống trước lớp.

– GV yêu các nhóm còn lại theo dõi và đóng góp ý kiến.

– GV mời một số HS chia sẻ về điều bản thân học được qua xử lí tình huống.

– GV tổng kết và đưa ra kết luận về ý nghĩa của những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình.

c. Kết luận: Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều tình huống khác nhau để các em thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân. Sự quan tâm có ý nghĩa rất lớn. Bố mẹ sẽ với bớt mệt nhọc nếu các em hỏi thăm khi bố mẹ đi làm về. Bà sẽ rất vui và hạnh phúc nếu các em làm một tấm thiệp tặng bà nhân ngày sinh nhật, hay hỏi thăm khi ông bị ốm. Các em hãy luôn quan đến người thân bằng những việc làm cụ thể nhé.            

– HS quan sát tranh.

– HS chia sẻ.

– HS chia thành các nhóm.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS chia thành các nhóm.

– HS thảo luận theo nhóm:

– Mô tả lại tình huống trong tranh:

+ Tranh 1: Sắp đến ngày sinh nhật bố.

+ Tranh 2: Lâu rồi, cả nhà mình không đi chơi cùng nhau.

– Cách xử lí tình huống:

+ Tranh 1: Ba mẹ con sẽ chuẩn bị một món quà tặng mừng sinh nhật bố hoặc một điều bất ngờ, có ý nghĩa vào dịp sinh nhật.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ sẽ đề nghị bố mẹ cho cả nhà cùng đi chơi.

– HS thực hiện đóng vai và chia sẻ điều bản thân học được qua xử lí tình huống.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

Leave a Comment