Giáo án bài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân VIỆT NAM giáo dục công dân lớp 6 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân VIỆT NAM Thời gian thực hiện: 3  tiết                                                                                                                I – MỤC TIÊU                 Học xong bài …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân VIỆT NAM

Thời gian thực hiện: 3  tiết

                                                                                                              

I – MỤC TIÊU

                Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

1. Về kiến thức

– Nêu được những quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

– Thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi.

2. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được quy định của pháp luật phổ thông, về quyền và nghĩa vụ của công dân và ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó. Tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác.

Năng lực phát triển bản thân: Có kế hoạch để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, vào những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật; nhận biết được một số sự kiện, liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

3. Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt.

Nhân ái: Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mọi người, cùng nhau thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân nhằm xây dựng các quan hệ tốt đẹp và lành mạnh.

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử; không xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ công dân của người khác.

Trách nhiệm: Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

II – THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– SGK, SGV, sách bài tập Giáo dục công dân 6;

– Băng/đĩa/clip bài hát, tranh, hình ảnh về nội dung bài học;

– Phương tiện thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ,… (nếu có);

– Phiếu học tập;

– Giấy khổ lớn các loại.

III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

          

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

( Nội dung đã được giao cho học sinh từ cuối bài học trước)

a. Mục tiêu: – Tạo không khí vui vẻ để HS chuẩn bị vào bài học mới.

– HS bước đầu nhận biết được quyền và nghĩa vụ của công dân. .

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng kĩ thuật Khăn trải bàn.

1. Hãy nêu quyền và bổn phận của em trong gia đình?

2. Khi đến trường học tập em đã được hưởng những quyền cơ bản nào? Em phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

3. Theo em hiểu, quyền, nghĩa vụ là gì?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

1. Trong gia đình em được hưởng các quyền và thực hiện một số nghĩa vụ sau:

Quyền được hưởng        Bổn phận phải thực hiện

– Sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình…

– Nhận được tình cảm yêu thương tốt đẹp của các thành viên trong gia đình…     – Giúp đỡ bố, mẹ, ông, bà… những công việc vừa sức.

– Kính trọng, biết ơn, ngoan ngoãn, vâng lời…

 

 

2. Khi đến trường học tập em đã được hưởng những quyền đồng thời phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Quyền được hưởng        Nhiệm vụ phải thực hiện

– Được đảm bảo an toàn, được sự chỉ bảo dạy dỗ của các thầy cô…

 

– Được tham gia các hoạt động ngoại khóa do lớp, do trường tổ chức…    – Thực hiện nghiêm túc nội quy của lớp, của trường, vâng lời, biết ơn thầy cô…

– Tích cực tham gia vào các hoạt động của tập thể…

 

3. Quyền là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Hiểu một cách đơn giản, quyền là những thứ chúng ta được hưởng

Nghĩa vụ là việc phải làm theo bổn phận của mình.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật dạy học Khăn trải bàn.

Các nhóm hoàn thành nội dung sau:

1. Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?

2. Khi đến trường học tập em đã được hưởng những quyền cơ bản nào? Em phải thực hiện những nhiệm vụ gì?

3. Theo em hiểu, quyền, nghĩa vụ là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

– Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Nhóm cử đại diện lần lượt  trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

    – Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học:

      Mỗi chúng ta đều được hưởng nhiều quyền lợi khác nhau, đồng thời với việc hưởng những quyền đó, mỗi cá nhân cũng cần hoàn thành tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.

   – Mỗi công dân đều được hưởng những quyền từ nhà nước, đồng thời phải thực hiện những quy định mà Hiến pháp và pháp luật đã đề ra. Những quyền đó là gì? Nghĩa vụ của chúng ta ra sao. Bài hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu. 

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

                   Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 

a. Mục tiêu:

                – HS biết được thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

                – HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác.

                b. Nội dung:

                – GV tổ chức HS theo nhóm cặp đôi quan sát hình ảnh, đọc thông tin; trả lời theo hai câu hỏi:

                1) Hình ảnh và thông tin trên đây thể hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

                2) Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

                c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

 1) Hình ảnh 1 và thông tin 3 thể hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Hình ảnh 2 và thông tin 1, 2 thể hiện quyền: quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

 2) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đôi:

Quan sát hình ảnh, đọc thông tin; trả lời theo hai câu hỏi:

1) Hình ảnh và thông tin trên đây thể hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

2) Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

    – Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Nhóm cử đại diện lần lượt  trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– Các nhóm khác nhận xét.

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

                1. Khái niệm

– Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp.

– Quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận, nêu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

                a. Mục tiêu:

                – HS nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

                – HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác; phát triển bản thân.

                b. Nội dung:

                – GV tổ chức lớp thành các nhóm; Thực hiện kĩ thuật mảnh ghép.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

Nhóm 1: Đọc điều 20, 21,22,24 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 2: Đọc điều 25, 27,28,30 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 3: Đọc điều 32,33,38,39 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 4: Đọc điều 43,45,46,47  và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

                Dựa trên câu trả lời của các nhóm ở vòng 1, các nhóm hãy phân loại các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các nhóm sau:

– Nhóm quyền chính trị:

– Nhóm quyền dân sự:

– Nhóm quyền về kinh tế:

– Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

– Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình…

Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín…

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nhóm 2:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

   Quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

                Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội…

                Quyền khiếu nại, tố cáo

Nhóm 3:

                Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp..

Mọi người có quyền tự đo kinh doanh..

Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ,…

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Nhóm 4:

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Bảo vệ Tổ quốc.

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật;…

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:

– Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…

– Nhóm quyền dân sự: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22…

 

– Nhóm quyền về kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33), quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…

– Nhóm quyền về văn hóa, xã hội: quyền học tập (Điều 39)

– Các nghĩa vụ cơ bản của công dân: trung thành với Tổ quốc (Điều 44); thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46)…    

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:

GV tổ chức lớp thành các nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc các điều khoản của Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trả lời câu hỏi:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia.

Nhóm 1: Đọc điều 20, 21,22,24 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 2: Đọc điều 25, 27,28,30 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 3: Đọc điều 32,33,38,39 và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Nhóm 4: Đọc điều 43,45,46,47  và trả lời câu hỏi: Các điều đó thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép.

                Dựa trên câu trả lời của các nhóm ở vòng 1, các nhóm hãy phân loại các nhóm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các nhóm sau:

– Nhóm quyền chính trị:

– Nhóm quyền dân sự:

– Nhóm quyền về kinh tế:

– Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

– Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

    – Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Nhóm cử đại diện lần lượt  trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– Các nhóm khác nhận xét.

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề       2. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013:

– Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

– Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

– Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

– Quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

– Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội…

– Quyền khiếu nại, tố cáo

Nhiệm vụ 3: Thảo luận về cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

                a. Mục tiêu:

– HS hiểu về cách thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

– HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi hợp tác, năng lực điều chỉnh hành vi.

b. Nội dung:

– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về 4 tình huống, tương ứng với 4 quyền cơ bản của công dân?

– Các nhóm trao đổi, thảo luận.

Nhóm 1: Câu hỏi ở tình huống 1:

1) Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của HS trong trường hợp này.

2) Theo em, trong trường hợp này HS có thể phát biểu ở đâu và phát biểu như thế nào?

Nhóm 2: Câu hỏi ở tình huống 2: Em hãy cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của chị Điệp.

Nhóm 3:

Câu hỏi ở tình huống 3: Theo em, ý kiến nào trên đây là đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường?

Nhóm 4:

Câu hỏi ở tình huống 4:

1) Em đồng tình hay phản đối việc làm của T? Vì sao?

2) Trong trường hợp này, D có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

GV giao nhiệm vụ học sinh trả lời câu hỏi:

Là học sinh các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

Em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó ntn?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

– GV lần lượt gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo từng tình huống. Mỗi tình huống gọi 1 nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung. GV kết luận ngay sau mỗi tình huống.

Nhóm 1:

– GV kết luận:

1) Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của HS:

+ Nhóm thứ nhất: Thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận của công dân học sinh, vì đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan đến học tập của HS.

+ Nhóm thứ hai: Chưa thực hiện quyền tự do ngôn luận của HS, vì đã hiểu không đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân. Đây là quyền của mọi công dân, tuỳ theo lứa tuổi, vị trí công tác mà có sự tham gia khác nhau.

2) Trong trường hợp này, HS có thể phát biểu trong các cuộc họp ở lớp và trong các cuộc họp chung toàn trường do nhà trường tổ chức.

Nhóm 2:

– GV kết luận:

Chị Điệp đã thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh của công dân, theo Điều 33 và Điều 47 Hiến pháp:

+ Làm thủ tục đăng kí kinh doanh quạt điện (mặt hàng pháp luật không cấm) và mở cửa hàng khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

+ Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Nhóm 3:

GV kết luận: Ý kiến thứ nhất đúng về quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, vì đã thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Nhóm 4:

GV hướng dẫn HS kết luận:

1) Phản đối việc làm của T, vì đã nói xấu, xúc phạm danh dự, uy tín của D.

2) D có thể nói với T về sự việc này, yêu cầu T xin lỗi, dừng việc tuyên truyền, nói xấu và minh oan cho D trước các bạn. Nếu T không nhận lỗi, D có thể nhờ cô giáo, nhà trường và các cơ quan can thiệp. Ở mức trầm trọng, D có thể nhờ cơ quan pháp luật can thiệp, vì đã bị T xâm phạm danh dự, uy tín.

*Góc chia sẻ:

– Là học sinh, em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền bình đẳng giới, quyền học tập…

– Em đã và đang thực hiện đúng những quyền và nghĩa vụ đó, em đã tìm hiểu và nắm rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản, tôn trọng quyền của người khác.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:

– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về 4 tình huống, tương ứng với 4 quyền cơ bản của công dân, đồng thời trả lời câu hỏi:

 

Góc chia sẻ:

Là học sinh các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân?

Em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó ntn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.

    – Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời, làm việc nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Nhóm cử đại diện lần lượt  trình bày các câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– Các nhóm khác nhận xét.

– Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề       3. Liên hệ thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

– Là học sinh, các em đã và đang thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân như: quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền bình đẳng giới, quyền học tập…

– Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đó các em cần tìm hiểu và nắm rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản đồng thời tôn trọng quyền của người khác.

 

Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố

                a. Mục tiêu:

– HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá.

– HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

b. Nội dung:

– Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi và trò chơi …

Bài tập 1:

Nghệ sĩ V bị một Facebooker dùng lời lẽ xúc phạm danh dự trên trang Facebook của mình. Điều này đã mang đến sự phiền toái, thậm chí thiệt hại cho nghệ sĩ V, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Nghệ sĩ V.

? Trong trường hợp này, Nghệ sĩ V cần làm gì để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình?

Bài tập 2:

                Trường Trung học cơ sở N phát động phong trào vệ sinh bảo vệ môi trường trong trường học và khu vực xung quanh vào một buổi sáng chủ nhật. Đa số các bạn học sinh lớp 6C hào hứng tham gia. Thế nhưng, các bạn N, T và H không muốn tham gia hoạt động này, vì cho rằng công việc ấy không phải là công việc của học sinh lớp 6.

a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và biểu hiện của ba bạn trên?

b) Theo em, học sinh trung học cơ sở có phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường hay không?

Bài tập 3: Biểu hiện nào đưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.

B. Hưng chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó.

C. Lâm chỉ học được vào buổi tối, còn buổi chiều thì làm việc nhà giúp bố mẹ.

D. Hà học giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường.

E. Hân học giới nhưng thỉnh thoảng lại vì phạm nội quy trường học.

G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.

Bài tập 4: Theo em, quyền và nghĩa vụ nào là quan trọng nhất đối với học sinh? Vì sao?

Trò chơi: Tiếp sức.

Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm, với yêu cầu trong vào 5 phút lần lượt các thành viên trong mỗi nhóm lên bảng ghi lại 1 quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Nhóm nào liệt kê được nhiều hơn nhóm đó dành được chiến thắng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Bài tập 1:

                Nghệ sĩ V cần làm theo các cách sau:

+ Yêu cầu người sử dụng Facebook đã xúc phạm mình phải chấm dứt hành vi này.

+ Khởi kiện, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, xử lí hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng Facebook.

Bài tập 2:

+ Ba bạn HS có biểu hiện không có ý thức tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

+ Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, tuỳ thuộc vào độ tuổi. HS trung học phổ thông có nghĩa vụ bảo vệ môi trường với tư cách là một công dân.

Bài tập 3: Biểu hiện thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân là:

A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.

G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.

Các biểu hiện còn lại chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân vì:

– Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế

– Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình

                – Có quyền học thường xuyên học suốt đời

                – Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu học sinh làm việc  cá nhân, theo nhóm:

– Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi và trò chơi …

Bài tập 1:  Chuyên gia tư vấn

        – Số người tham gia: cả lớp

– Cách thức: Một bạn đóng làm người dẫn chương trình nêu nội dung tình huống và đặt câu hỏi. Người được hỏi sẽ nêu phương án trả lời.

Nghệ sĩ V bị một Facebooker dùng lời lẽ xúc phạm danh dự trên trang Facebook của mình. Điều này đã mang đến sự phiền toái, thậm chí thiệt hại cho nghệ sĩ V, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Nghệ sĩ V.

? Trong trường hợp này, Nghệ sĩ V cần làm gì để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình?

Bài tập 2: Tổ chức trò chơi Sắm vai.

        – Số người tham gia: cả lớp

– Cách thức: Gv chia lớp làm 2 nhóm. Yêu cầu các nhóm dựa trên nội dung yêu cầu của bài tập xây dựng tình huống, đồng thời đưa ra câu trả lời. Thời gian cho các nhóm chuẩn bị và thực hiện là 10 phút.

 Trường Trung học cơ sở N phát động phong trào vệ sinh bảo vệ môi trường trong trường học và khu vực xung quanh vào một buổi sáng chủ nhật. Đa số các bạn học sinh lớp 6C hào hứng tham gia. Thế nhưng, các bạn N, T và H không muốn tham gia hoạt động này, vì cho rằng công việc ấy không phải là công việc của học sinh lớp 6.

a) Em có nhận xét gì về suy nghĩ và biểu hiện của ba bạn trên?

b) Theo em, học sinh trung học cơ sở có phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường hay không?

Bài tập 3: Biểu hiện nào đưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.

B. Hưng chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó.

C. Lâm chỉ học được vào buổi tối, còn buổi chiều thì làm việc nhà giúp bố mẹ.

D. Hà học giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường.

E. Hân học giới nhưng thỉnh thoảng lại vì phạm nội quy trường học.

G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc cá nhân làm bài tập

 Làm việc theo nhóm, thảo luận, thống nhất cử đại diện và  nội dung câu trả lời.

    – Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời, làm việc nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

– Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. 

– Với hoạt động nhóm:  HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung,đại diện tham gia trò chơi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

– GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:

+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.

– Các nhóm khác nhận xét.

Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.   4. Luyện tập

Bài tập 1:

                Nghệ sĩ V cần làm theo các cách sau:

+ Yêu cầu người sử dụng Facebook đã xúc phạm mình phải chấm dứt hành vi này.

+ Khởi kiện, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, xử lí hành vi vi phạm pháp luật của người sử dụng Facebook.

Bài tập 2:

+ Ba bạn HS có biểu hiện không có ý thức tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

+ Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, tuỳ thuộc vào độ tuổi. HS trung học phổ thông có nghĩa vụ bảo vệ môi trường với tư cách là một công dân.

Bài tập 3: Biểu hiện thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân là:

A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.

G. Minh luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.

Các biểu hiện còn lại chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân vì:

– Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế

– Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình

                – Có quyền học thường xuyên học suốt đời

                – Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học t

 

VẬN DỤNG

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục tiêu:

– HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

– Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án.

Mỗi nhóm vẽ hoặc sưu tầm một bộ tranh ảnh liên quan đến việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, làm thành báo ảnh hoặc tập san của nhóm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.

* Định hướng (gợi ý):

– Vẽ bức tranh hoặc sưu tầm ảnh thể hiện việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên sách, báo, internet hoặc trong lớp, trong trường, trong khu dân cư của em như quyền được học tập, quyền được vui chơi, nghĩa vụ phụ giúp bố mẹ làm những công việc vừa sức của mình để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của học sinh, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc…

* Bài mẫu:

 

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án …

Mỗi nhóm sưu tầm một bộ tranh ảnh liên quan đến việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, làm thành báo ảnh hoặc tập san của nhóm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Với hoạt động dự án:  HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.

– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

– Trình bày kết quả làm việc cá nhân.

+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian

– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

    – Yc hs nhận xét câu trả lời.

– Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.               

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới: Em hãy tìm hiểu các quyền của trẻ em. Bản thân em đã được hưởng những quyền nào?

Leave a Comment