Giáo án bài Rèn tiếng việt chủ đề ước mơ tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Rèn Tiếng Việt tuần 16 Rèn tiếng việt chủ đề ước mơ Tiết 4 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Rèn Tiếng Việt tuần 16

Rèn tiếng việt chủ đề ước mơ

Tiết 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chủ đề “Ước mơ”.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; chia sẻ, hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động rèn luyện của giáo viên            Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

– Ổn định tổ chức.

– Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện (25-27 phút):

a. Hoạt động 1: Giao việc (4-5 phút):

– Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

– Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20-22 phút):               

– Hát

– Lắng nghe.

Bài 2. Kể chuyện theo tranh:

– Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập nhóm, nhớ lại các kiến thức đã học ở buổi sáng, kết hợp quan sát tranh và lời kể ghi dưới tranh để kể lại câu chuyện trong nhóm.

– Giáo viên yêu cầu các nhóm kể trước lớp.         

– Học sinh lập nhóm, kể chuyện trong nhóm; các bạn khá, giỏi giúp đỡ những bạn còn lại.

3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

– Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

– Nhận xét tiết học.

– Học sinh chuẩn bị bài buổi sáng của hôm sau.  

– Học sinh phát biểu.

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 1 – tuần 16

PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

TRỪ BẰNG CÁCH ĐẾM BỚT (sách học sinh, trang 69)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về phép trừ bằng cách đếm bớt.

2. Kĩ năng: Thực hiện được phép trừ bằng cách đếm bớt. Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng  và trừ. Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép trừ, viết phép tính liên quan. Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trên các trường hợp cụ thể.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 8 khối lập phương.

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):         

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động; kiểm tra bài cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh dùng cách đếm thêm để thực hiện phép cộng (8 + 1; 7 + 2; 6 + 4; …).               – Học sinh thực hiện.

2. Luyện tập (22-25 phút):           

* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong sách học sinh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

a. Bài 1. Tính:      a. Bài 1:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng cách đếm bớt để thực hiện phép tính.

                – Học sinh làm việc theo nhóm 3: mỗi em thực hiện hai phép tính. Sau đó, các em chia sẻ với nhau.

– Học sinh nêu kết quả và cách làm.

b. Bài 2. Tính theo mẫu:                 b. Bài 2:

– Giáo viên hướng dẫn mẫu.

 

– Giáo viêngiới thiệu một “câu chuyện” và cách tính toán thể hiện nội dung cả hai hình ảnh:Có 6 chấm tròn; Bỏ bớt 2 chấm tròn rồi lại vẽ thêm 1 chấm tròn; Bây giờ có bao nhiêu chấm tròn?             – Học sinh quan sát tranh, nêu từng “câu chuyện” phù hợp với phép tính, rồi thực hiện phép tính (6 – 2, 4 + 1).

– Học sinh nêu phép tính 6 – 2 + 1 =? và trả lời kết quả cuối cùng 6 – 2 + 1 = 5.

– Học sinh tiếp tục thực hiện các phép tính còn lại từ trái sang phải.

c. Bài 3. Dùng sơ đồ tách – gộp số để tính:              c. Bài 3:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo trình tự:

+ Mô tả hình vẽ theo ngôn ngữ của sơ đồ tách – gộp số.Ví dụ: 5 miếng dưa gồm 3 miếng chưa ăn và 2 miếng đã ăn.

+ Lập sơ đồ tách – gộp số phù hợp.

+ Viết bốn phép tính liên quan.

– Khi sửa bài, theo tay chỉ của giáo viên trên sơ đồ, giáo viên yêu cầu học sinh đọc bốn phép tính.               – Học sinh thực hiện theo trình tự câu a.

– Học sinh đọc bốn phép tính.

3. Củng cố (3-5 phút):    

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

 

– Giáo viên tổ chức trò chơi: Ai nhanh tay?

– Giáo viên đọc phép tính.

                – Học sinh thực hiện và viết phép tính vào bảng con rồi nêu cách tính. Ví dụ:         6 + 2 = ?

6 + 2 = 8.

4. Hoạt động ở nhà:       

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các phép trừ (tự chọn) bằng cách đếm bớtcho người thân cùng xem.         Học sinh về nhà thực hiện.

 

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 2 – tuần 16

 

 

Leave a Comment