Giáo án bài Rút gọn câu soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy:   I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức:       Tuần 21, Tiết 78: RÚT GỌN CÂU   Nhận biết được cách …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn: Ngày dạy:

 

I.Mục tiêu cần đạt:

  1. Kiến thức:
 

 

 

Tuần 21, Tiết 78: RÚT GỌN CÂU

 

  • Nhận biết được cách rút gọn câu. Hiểu được tác dụng của rút gọn câu

2.Kĩ năng:

  • Chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại

3.Thái độ:

  • Biết sử dụng câu rút gọn trong từng trường hợp

4.Năng lực, phẩm chất:

+ Phẩm chất:sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ, hợp tác

II.Chuẩn bị:

  1. Thầy: Bài soạn, tài liệu liên quan.
  2. Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH: Dạy học nhóm, nêu /phát hiện và giải quyêt vấn đề…
  • KTDH: đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời….

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động

 

*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

  • Kiểm tra: ( kiểm tra vở soạn của học sinh)
  • Tổ chức khởi động:

Các dòng sau có phải là câu k?

  • Học giỏi lắm.
  • Nói to lên.
  • Hát hay quá.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1. Thế nào là rút gọn câu

  • Phương pháp dạy học nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề…
  • Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi , hỏi và trả lời hs , đọc tích cực.
  • Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác …

Hoạt động nhóm 5p

?Đọc 2 VD trong sgk và trả lời các câu hỏi

?Từ đó rút ra nhận xét thế nào là câu rút gọn.

?Lấy VD về việc rút gọn câu trong thực tế?

Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

HS đọc ghi nhớ

 

HĐ2. Cách dùng câu rút gọn

  • Phương pháp dạy học nêu/ phát hiện và giải quyết vấn đề…
  • Kĩ thuật : Thuyết trình tích cực , đặt câu hỏi , hỏi và trả lời hs , đọc tích cực.
  • Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác …

I.       Thế nào là rút gọn câu

 

 

 

 

 

  1. Xét ví dụ

 

a. VD 1

  • Câu (a) lược bỏ t.phần CN (chúng tôi)

-> Ngụ ý hoạt động nói đến trong câu là của tất cả mọi người.

  • Những CN trong câu a: Chúng ta, người VN, chúng em, …..
  • Lược bỏ CN vì đây là 1 câu tục ngữ đưa ra lời khuyên cho mọi người hoặc nêu nxét chung về đặc điểm của người VN ta

 

b. VD 2

  • (a) lược bỏ vị ngữ ( đuổi theo nó)

-> tránh lặp từ đó xuất hiện ở câu trước

  • Lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

=> Làm cho câu ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo được lượng thông tin cần truyền đạt.

2. Ghi nhớ: SGK/15

 

II.      Cách dùng câu rút gọn

 

 

 

 

1. Xét ví dụ

 

Hoạt động nhóm 5p

?Đọc 2 VD trong sgk và trả lời các câu hỏi

?Lấy VD về việc rút gọn câu trong thực tế?

? Qua 2 VD trên, em hãy cho biết khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì?

Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức

Hs đọc ghi nhớ

 

VD1:

  1. Thiếu thành phần chủ ngữ

 

  1. Không nên rút gọn như vậy. Vì rút gọn như vậy sẽ làm cho câu trở nên khó hiểu. Văn cảnh không cho phép không phục chủ ngữ một cách dễ dàng

VD2:

a. Câu trả lời không được lễ phép

 

b. Thêm ạ: (Mẹ ơi, hôm nay con được 1 điểm 10 !)

2. Ghi nhớ: SGK/ 16

 

3. Hoạt động luyện tập

HĐ3. Luyện tập

  • PP: Dạy học theo nhóm

-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…

  • Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác

Hoạt động nhóm 5p

Đọc thông tin bài 1 trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sgk

III. Luyện tập

 

 

 

 

Bài 1: – Câu b rút gọn chủ ngữ

( Chúng ta) ăn quả nhớ kẻ trồng cây)

–    Câu c rút gọn chủ ngữ

( Người, ai) nuôi lợn ăn cơm nằm, (người, ai) nuôi tằm ăn cơm đứng

– Câu d rút gọn nòng cốt câu ( C- V)

( Chúng ta nên nhớ rằng) tấc đất, tấc vàng

=> Làm cho câu trở nên gọn hơn, ngụ ý những hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

Bài 2:

  1. ( Tôi) bước tới……..

( Thấy) cỏ cây chen đá…….

( thấy) lom khom ( thấy) lác đác

( Tôi như) con quốc quốc ( Tôi như) cái gia gia….

( Tôi) dừng chân

( Tôi cảm thấy chỉ có) một mảnh tình …

  1. ( người ta) đồn rằng ( Vua) ban khen…….

Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx,bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức

 

Hoạt động cặp đôi 2p

Đọc văn bản trong sgk hãy trả lời các câu hỏi .

 

Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân 2p Bài 3

( Quan tướng) đánh giặc …………

( Quan tướng) trở về …….

Bài 3.

Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau vì cậu bé khi trả lời người khách đó dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểu sai nghĩa.

=> Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì dùng câu rút gọn không đúng có thể gây sự hiểu lầm.

  1. Hoạt động vận dụng:

-Kĩ thuật viết tích cực

Viết đoạn văn ngắn trong đó có câu rút gọn?

5.Hoạt động tìm tòi mở rộng

  • Tìm hiểu thêm về rút gọn câu
  • Học bài. Hoàn thành các bài tập còn lại
  • Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm của văn bản nghị luận Trả lời các câu hỏi trong sgk.

GIÁO ÁN MẪU CHUẨN KIẾN THỨC 2 CỘT

Tiết 78:                                               RÚT GỌN CÂU

 

A-MỤC TIÊU BÀI DẠY

-Hs nắm được cách rút gọn câu, hiểu được tác dụng của câu rút gọn.

-Có kĩ năng dùng câu rút gọn cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

B-CHUẨN BỊ

-Đồ dùng: Bảng phụ.

-Những điều cần lưu ý: Câu rút gọn có thể làm cho văn bản trở nên cộc lốc, khiếm nhã. Vì vậy, khi thực hiện thao tác này cần phải tính đến tình huống giao tiếp cụ thể để tránh những tác dụng tiêu cực mà câu rút gọn có thể gây ra.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1-ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra bài cũ:

   Đặt một câu đơn bình thường và phân tích cấu trúc câu ?

3-Bài mới:

  Câu thường có những thành phần chính nào ? (2 thành phần chính: CN và VN).

Có n câu chỉ có 1 thành phần chính hoặc không có thành phần chính mà chỉ có thành phần phụ. Đó là câu rút gọn – Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loại câu này

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

 

-Hs đọc vd (Bảng phụ).

-C.tạo của 2 câu ở vd1 có gì khác nhau?

(Câu b có thêm từ chúng ta).

-Từ chúng ta đóng vai trò gì trong câu?(làm CN)

-Như vậy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào ? (Câu a vắng CN, câu b có CN).

-Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a ? (Chúng ta, chúng em, người ta, người VN).

-Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ ? Lược bỏ CN nhằm làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn có thể hiểu được).

-Hs đọc ví dụ.

-Trong n câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ?

-Thêm n từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để chúng được đầy đủ nghĩa ?

-Tại sao có thể lược như vậy ? (Làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt).

-Thế nào là câu rút gọn ? (Câu rút gọn: là câu đã được lược bỏ 1 số thành phần của câu, nhưng người đọc, người nghe vẫn hiểu).

-Rút gọn câu để nhằm mục đích gì ? (làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ).

-Hs đọc ghi nhớ1.

 

 

-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).

-Những câu in đậm thiếu thành phần nào ? (thiếu CN).

-Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? (Không nên rút gọn như vậy, vì rút gọn như vậy sẽ làm cho câu khó hiểu ).

-Hs đọc ví dụ.

-Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con ? (Câu trả lời của người con chưa được lễ phép)

-Ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép ? (ạ, mẹ ạ).

-Khi rút gọn câu cần chú ý gì ?

-Hs đọc ghi nhớ2.

 

 

-Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ?

 

-Những thành phần nào của câu được rút gọn ? Rút gọn như vậy để làm gì ?

-Em hãy thêm CN vào 2 câu tục ngữ trên ? (Câu b: chúng ta, câu c: người).

 

-Hs thảo luận theo 2 dãy, mỗi dãy 1 phần.

-Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây ?

-Khôi phục n thành phần câu rút gọn ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy ?

 

I-Thế nào là rút gọn câu:

*Ví dụ1:

a-Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b-Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ví dụ2:

a, Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. ->lược CN.

->Rồi ba bốn người, sáu bảy người / đuổi theo nó.

b, -Bao giừ cậu đi Hà Nội ?

    -Ngày mai. ->lược cả CN và VN.

->Ngày mai, tớ / đi Hà Nội.

 

 

 

*Ghi nhớ: sgk (15 ).

 

 

 

 

 

 

 

II-Cách dùng câu rút gọn:

*Ví dụ:

1, Sáng chủ nhật, trong em tổ chức cắm trại. Sân trong thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

->Thiếu CN – làm cho câu khó hiểu.

 

 

 

2, -Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10.

    -Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế ?

    -Bài kiểm tra toán.

 

 

 

*Ghi nhớ2: sgk (16 ).

 

II-Luyện tập:

1-Bài 1 (16 ):

b-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c-Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

->Rút gọn CN – Làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh.

 

 

2-Bài 2 (16 ):

a-Tôi bước tới…

  Tôi thấy cỏ cây…lom khom…lác đác…

  Tôi như con quốc… con gia gia…

  Tôi dừng chân…

  Tôi cảm thấy chỉ có một mảnh…

->Những câu trên thiếu CN, câu cuối thiếu cả CN và VN chỉ có thành phần phụ ngữ.

b-Thiếu CN (trừ câu 7 là đủ CV , VN ).

-Người ta đồn rằng… Quan tướng cưỡi ngựa… Người ta ban khen… Người ta ban cho… Quan tướng đánh giặc… Quan tướng xông vào… Quan tướng trở về gọi mẹ…

->Làm cho câu thơ ngắn gọn, xúc tích, tăng sức biểu cảm.

4-Củng cố: Thế nào là câu rút gọn, cho VD?

5-Hướng dẫn học bài:

-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 3,4 (17,18 ).

-Đọc bài: Câu đặc biệt.

            Rút kinh nghiệm

 

Leave a Comment