Giáo án bài sinh nhật tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Rèn Tiếng Việt tuần 15 CHỦ ĐỀ: sinh nhật Tiết 2 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Rèn Tiếng Việt tuần 15

CHỦ ĐỀ: sinh nhật

Tiết 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chủ đề “Sinh nhật”.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; chia sẻ, hợp tác.

* Phân hóa: HS  làm tùy chọn 2 bài; HSHTT làm hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động rèn luyện của giáo viên            Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

– Ổn định tổ chức.

– Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện (25-27 phút):

a. Hoạt động 1: Giao việc (4-5 phút):

– Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

– Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

– Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (12-14 phút):               

– Hát

– Lắng nghe.

– Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

– Học sinh lập nhóm.

– Nhận phiếu và làm việc.

 

Bài 1. Điền iêu, uôi hay ươi vào chỗ nhiều chấm dưới mỗi hình:

                  mặt c………                                      m……… tuổi

Bài 2. Điền iêu, uôi, ươi vào chỗ nhiều chấm trong bảng:

                    người đứng c………                                    b……… quà     

Bài 3. Viết chính tả tự chọn:

c. Hoạt động 3: Sửa bài (7-8 phút):

– Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

– Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

– Nhận xét tiết học.

– Học sinh chuẩn bị bài buổi sáng của hôm sau.  

– Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

– Học sinh phát biểu.

Rèn Tiếng Việt tuần 15

CHỦ ĐỀ: SINH NHẬT

Tiết 3

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chủ đề “Sinh nhật”.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; chia sẻ, hợp tác.

* Phân hóa: HS làm tùy chọn 2 bài; HSHTT làm hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động rèn luyện của giáo viên            Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):

– Ổn định tổ chức.

– Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện (25-27 phút):

a. Hoạt động 1: Giao việc (4-5 phút):

– Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc các đề bài.

– Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

– Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành (12-14 phút):               

– Hát

– Lắng nghe.

– Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp.

– Học sinh lập nhóm.

– Nhận phiếu và làm việc.

 

Bài 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Bức tranh mừng sinh nhật

                Sắp đến ngày sinh nhật của mẹ, Hà và Bo bí mật vẽ tranh. Người vẽ, người tô. Vẽ xong, Hà nắn nót ghi: “Cả nhà yêu mẹ nhiều lắm.”.

                Cầm bức tranh ngộ nghĩnh với lời đề tặng đáng yêu, mẹ cười rất tươi.

                Trả lời câu hỏi: Hà và Bo vẽ tranh để làm gì?

………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 2. Viết tiếp:

Bài 3. Nối:

c. Hoạt động 3: Sửa bài (7-8 phút):

– Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

– Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

– Nhận xét tiết học.

– Học sinh chuẩn bị bài buổi sáng của hôm sau.  

– Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

 

– Học sinh phát biểu.

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 1 – tuần 15

PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (sách học sinh, trang 65)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

Như tiết 3, tuần 14.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 8 thẻ từ viết 2 bộ phép tính trong bài 4; …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):         

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động; kiểm tra bài cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh nói “câu chuyện” theo cấu trúc câu: Có… Trong đó có… Còn lại….       – Học sinh

thực hiện.

2. Luyện tập (22-25 phút):           

* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong sách học sinh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

a. Bài 1. Số, phép trừ?    a. Bài 1:

* Lập bảng trừ trong phạm vi 5:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào sơ đồ tách – gộp số để lập bảng trừ trong phạm vi 5.

– Giáo viênyêu cầuhọc sinhlần lượt đọc sơ đồ tách – gộp 5 và viết phép tính tương ứng vảo bảng con.

* Lập bảng trừ trong phạm vi 6:

Lưu ý: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh che các bảng trừ mới thành lập, dựa vào bảng tách – gộp số, đọc trôi chảy bảng trừ.               

– Học sinh dựa vào sơ đồ tách – gộp số để lập bảng trừ trong phạm vi 5.

– Học sinh lần lượt đọc sơ đồ gộp 5 và viết phép tính tương ứng vảo bảng con: Nói: 5 gồm 4 và 1; Viết: 5 – 1 = 4; 5 – 4 = 1.

– Học sinh tiếp tục hoàn thiện sơ đồ và viết các phép tính còn lại vào bảng con.

 

– Học sinh thực hiện theo câu a.

– Học sinh dựa vào bảng tách – gộp số, đọc trôi chảy bảng trừ.

b. Bài 2. Tính:     b. Bài 2:

– Giáo viên sử dụng phương pháp mảnh ghép, tổ chức cho học sinh (nhóm 3) thực hiện các phép tính vào bảng con.

– Lưu ý, trước khi làm bài, giáo viên hỏi học sinh, ví dụ: Để biết 4- 3 = ? ta dựa vào đâu?

                – Học sinh (nhóm 3) thực hiện các phép tính vào bảng con.

 

– Học sinh trả lời: 4 gồm 3 và 1.

– Mỗi học sinh thực hiện 1 cột phép tính. Sau đó, 3 em chia sẻ cho nhau.

– Học sinh trình bày theo nhóm, cả lớp nhận xét.

Nghỉ giữa tiết

c. Bài 3. Tính:      c. Bài 3:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh làm cá nhân.

– Khi sửa bài, giáo viên chia hai đội sửa thi đua, tiếp sức.

– Giáo viên khuyến khích các em giải thích tại sao tìm được kết quả như vậy.        – Học sinh làm cá nhân.

– Hai đội thi đua, tiếp sức để sửa bài.

– Học sinh giải thích tại sao tìm được kết quả như vậy.

d. Bài 4. Điền dấu >, =, <:              d. Bài 4:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nhiệm vụ phải làm.

– Giáo viên gắn các thẻ phép tính lên bảng lớp (như sách học sinh), chia lớp thành 2 đội rồi tổ chức cho học sinh chơi tiếp sức: “Nối toa xe lửa”.

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện lần lượt từng phép tính rồi so sánh kết quả.    – Học sinh xác định nhiệm vụ phải làm: viết dấu >, =, < vào ô trống.

– Học sinh chơi tiếp sức: Nối toa xe lửa: lần lượt điền dấu vào ô trống, nói lí do chọn dấu để điền.Đội nào làm xong trước và đúng hết thì thắng cuộc.

3. Củng cố (3-5 phút):    

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

 

 

– Giáo viên che số, yêu cầu học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 6.            – Học sinh đọc.

4. Hoạt động ở nhà:       

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng trừ trong phạm vi 6 cho người thân cùng nghe.      Học sinh về nhà thực hiện.

Leave a Comment