Giáo án bài so sánh số có hai chữ số môn toán sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 22: so sánh số có hai chữ số I.mục tiêu: Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau: – So sánh các …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 22: so sánh số có hai chữ số

I.mục tiêu:

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

– So sánh các số có hai chữ số.

– Nhận ra số lớn nhất, bé nhất trong nhóm có 3 số.

– Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

– Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

– Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm

2. Học sinh:

– Vở, SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Khởi động

– Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp các số từ 85 đến 100

– Nhận xét, chốt, chuyển

– Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

– Yêu cầu HS quan sát tranh gv đính lên bảng

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra:

16: có 1 chục và 6 đơn vị.

19: có1 chục và 9 đơn vị.

 16 và 19 cùng có 1 chục, mà 6 < 9 nên 16 < 19 (đọc là 16 bé hơn 19)

 Chốt nội dung.

– Giáo viên đưa ra 2 cặp số và yêu cầu học sinh tự đặt dấu < dấu > vào chỗ chấm

      42 … 44      76 …. 71 

*Giới thiệu 42 > 25

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra:

42 có 4 chục và 2 đơn vị.

 25 có 2 chục và 5 đơn vị.

42 và 25 có số chục khác nhau

4 chục lớn hơn 2 chục (40 > 20) Nên 42 > 25. Có thể cho học sinh tự giải thích (chẳng hạn 42 và 25 đều có 2 chục, 42 còn có thêm 2 chục và 2 đơn vị. Tức là có thêm 22 đơn vị, trong khi đó 25 chỉ có thêm 5 đơn vị, mà 22 > 5 nên 42 > 25)

– Giáo viên đưa ra 2 số 24 và 28 để học sinh so sánh và tập diễn đạt: 24 và 28 đều có số chục giống nhau, mà 4 < 8 nên 24 < 28

– Vì 24 < 28 nên 28 > 24

Hoạt động 3: Thực hành luyện tập

Bài 1:

– Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1.

– Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh( theo mẫu)

– Cho HS làm vào bảng con từng tranh

– HS cùng GV nhận xét, sửa bài.

– Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên cách so sánh từng tranh.

Bài 2:

– Cho hs đọc yêu cầu

– Muốn tìm được số lớn nhất em cần làm gì?

– Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bt.

– GV nhận xét chốt.

Bài 3:

– Cho hs đọc yêu cầu bài 3

– Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn làm vào phiếu bt

– GV nhận xét, chốt ý

24 > 19     56< 65

35<37      90 >89

68=68      71< 81

Bài 4:

– Cho HS đọc yêu cầu bài

– Gv đính các lọ theo hình trong sách.

Hỏi:

– Muốn tìm được số bé nhất ta cần làm gì?

– Muốn tìm được số lớn ta cần làm gì?

 Trò chơi: Thi tiếp sức.

Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội 4 người.

Luật chơi: Lần lượt các thành viên trong đội chạy lên chọn lọ có đáp án đúng. Đội nào làm nhanh và đúng hơn đội đó dành chiến thắng.

– Tiến hành trò chơi.

– Nhận xét, phát thưởng.

Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

– Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp.

– Nhận xét

– GV tổng kết bài học.

– Nhận xét, dặn dò.   – HS chơi nối tiếp nhau đọc các số từ 85 đến 100. Một bạn đọc trước số 85 rồi chỉ định một bạn khác nêu số tiếp theo, lần lượt như vậy đến hết số 100

– Nghe, viết mục bài vào vở

– Quan sát tranh

 – Học sinh nhận biết 16 < 19 nên 19 > 16

– Học sinh điền dấu vào chỗ chấm, có thể giải thích

– Học sinh quan sát tranh

– Học sinh so sánh và nhận biết:

42 > 25 nên 25 < 42

– Học sinh đọc yêu cầu bài 1

– Lắng nghe

– Cả lớp làm vào bảng con

– HS diễn đạt cách so sánh từng tranh

– 1 Hs đọc yêu cầu bài 2

– Cá nhân HS trả lời: ta cần so sánh các số.

– Cả lớp làm bài tập phiếu học tập.

– 1 Hs đọc yêu cầu bài 3

– Làm bài trên phiếu học tập

– Trình bày kết quả và cùng nhau nhận xét.

– 1 HS đọc yêu cầu bài

– HS trả lời: Ta cần so sánh các số.

– Chơi theo đội.

– Đếm và so sánh theo yêu cầu

Leave a Comment