Giáo án bài SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1) 5 bước phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 6 SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1)     I.             MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được: 1.            Kiến thức: –              HS hiểu và cảm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

6 SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1)

 

 

I.             MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được:

1.            Kiến thức:

–              HS hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tính: phản ánh hiện thực đời sống của người Việt cổ trong việc giải thích hiện tượng lũ lụt ,bảo vệ cuộc sống của mình khát vọng chinh phục thiên nhiên.

–              HS hiểu được tác dụng của các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện.

2.            Kĩ năng:

–              HS bước đầu biết nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn không được học trong chương trình.

–              HS đọc, kể lại tóm tắt được truyện dân gian được học.

3.            Thái độ:

–              Có thói quen đọc và cảm thụ văn bản tự sự.

–              Thấu hiểu và cảm thông, chia sẻ với nhân dân vùng bão lũ.

4.            Năng lực, phẩm chất:

–              Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sd ngôn ngữ

–              Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, tự tin, tự chủ.

II.            CHUẨN BỊ:

1.            Giáo viên: giáo án, bảng phụ, trang ảnh miêu tả trận chiến giữa Sơn Tinh và TT.

2.            Học sinh: học bài cũ và soạn bài theo hướng dẫn.

III.           CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

–              Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, luyện tập thực hành, thuyết trình, làm mẫu.

–              Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não.

IV.          TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1.            Hoạt động khởi động:

*             Ổn định tổ chức.

 

*             Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Nêu ý nghĩa của truyền thyết Thánh Gióng? Trong truyện đó, em thích hình ảnh, chi tiết nào nhất? Vì sao?

*             Vào bài mới:

–              GV chiếu video cảnh bão lụt của miền Trung Việt Nam.

? Trong clip trên, em thấy nhân dân ta đang chống chọi với giặc gì?

? Câu chuyện dân gian nào lí giải cho hiện tượng bão lụt xảy ra hàng năm ở nước ta?

–              GV trò chuyện với HS để dẫn dắt vào bài mới.

2.            Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS            NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung.

GV: Truyện kể về thời đại  lịch sử nào ?

–              thời đại Hùng Vương thứ 18

GV: Văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” vốn có cốt lõi từ thể loại thần thoại cổ nhưng đã đc lịch sử hoá thành 1 truyền thuyết. Truyền thuyết được gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18 và trở thành 1 tp quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời các Vua Hùng .

? Cần đọc truyện với giọng ntn?

–              Gv hướng dẫn học sinh đọc: Đọc đoạn đầu chậm rãi ở đoạn đầu, đọc nhanh gấp gáp ở đoạn sau: tả cuộc giao chiến giữa hai thần. Đọc đoạn cuối đọc giọng kể chậm rãi.

–              GV đọc mẫu, HS đọc tiếp. GV nx.

 

? Chỉ ra những sự việc chính trong văn bản ? HS:

? Dựa vào những sự việc chính này em hãy kể tóm tắt văn bản ?

 

–              Lưu ý: 1 số từ khó

+ Cồn: Dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển.

+Ván (cơm nếp): Mâm

+ Nệp (Bánh chưng): Cặp (đôi)

 

? “ST, TT” thuộc thể loại truyện nào?

? Nêu kiểu vb và ptbđ của vb?

– GV: Qua phần kể của bạn, em thấy văn bản      I.             Đọc và tìm hiểu chung:

 

1.            Đọc, kể tóm tắt, hiểu chú thích:

 

* Đọc, tóm tắt:

 

 

–              Vua Hùng kén rể.

–              Sơn Tinh – Thuỷ Tinh đến cầu hôn.

–              Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

–              Sơn Tinh đén trước lấy Mị Nương.

–              Thuỷ  Tinh  đến  sau,  thua  cuộc  nổi giận dâng nước đánh Sơn tinh.

–              Hai thần đánh nhau hằng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua phải rút quân về – Hằng năm Thuỷ tinh dâng nước đánh ST nhưng đều thua cuộc.

* Chú thích:

 

2. Tìm hiểu chung văn bản:

–              Thể loại: truyền thuyết

–              Kiểu văn bản: tự sự PTBĐ: tự sự + miêu tả

 

 

có thể chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn ?       – Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ  đầu …. xứng đáng: Vua Hùng kén rể.

+ Phần 2: còn lại: Cuộc giao tranh giữa 2 vị thần

HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:

–              Yêu cầu HS theo dõi vào phần 1.

? Sự kiện vua Hùng kén rể trong truyện diễn ra vào thời đại vua Hùng nào?

 

–              GV tổ chức TL nhóm:

? Tìm chi tiết giới thiệu về 2 vị thần ST, TT.

? Nhận xét về các chi tiết đó?

 

–              GV bình: trong cuộc thi tài, hai thần ST. TT đều chứng tỏ mình là những vị thần tài năng, quyền lực, xứng đáng làm rể của vua Hùng. Họ chính là biểu tượng cho các thủ lính của những bộ tộc miền núi, miền biển thời lập nước. Tài năng của họ được miêu tả rất đặc biệt. Tài năng của Sơn Tinh là tài bồi đắp cuộc sống, làm cho nó sinh sôi, nảy nở. Tài năng của Thủy Tinh là tài tàn phá, phá hủy tự nhiên, môi trường. Trong cách mô tả 2 nhân vật, tác giả dân gian ngay từ đầu đã tỏ ra thiện cảm đối với Sơn Tinh.

 

? Trước 2 vị thần ngang tài ngang sức, vua Hùng đã đề ra giải pháp nào? Thử thách của vua Hùng có lợi cho ai?

GV giảng: Khi ra điều kiện đó, vua Hùng có vẻ không thiên vị ai vì đồ sính lễ như nhau. Nhưng rõ ràng những đồ sính lễ vua yêu cầu là sản vật của vùng rừng núi. Qua việc thách cưới của vua Hùng, rõ ràng nhà vua tỏ ra thiên vị Sơn Tinh, muốn dành thuận lợi hơn cho chàng để chàng chiến thắng Thủy Tinh.

 

? Việc vua Hùng muốn ST thắng cuộc phản ánh điều gì?

– HS TL cặp đôi trả lời.     II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:

1. Vua Hùng kén rể:

–              Hoàn cảnh: Hùng Vương thứ 18

Kén cho Mị Nương 1 người chồng thật xứng đáng.

–              Hai thần đến thi tài:

+ NT: chi tiết tưởng tượng kì ảo

Tô đậm vẻ đẹp kì lạ, phi phàm của ST và TT.

 

 

–              Giải pháp:

+ Thách cưới bằng lễ vật kì lạ, khó kiếm “voi chín ngà…”

+ chuẩn bị trong thời gian nhanh, gấp: “ ngày mai…”

Có lợi cho Sơn Tinh

 

=> Phản ánh thái độ của người Việt cổ: Yêu núi rừng, ghét bão lụt

 3.           Hoạt động luyện tập:

Cho chủ đề: Vua Hùng kén rể.

–              Hãy phác thảo những ý chính cho bài văn kể chuyện theo chủ đề trên.

–              Cho biết trong câu chuyện có những sự việc gì? Nhân vật chính là ai? Nhân vật phụ là ai?

4.            Hoạt động vận dụng:

GV tổ chức cho HS thi kể diễn cảm truyện “ST, TT”.

–              Yêu cầu: người kể nhớ được các đoạn, các tình tiết của truyện. Ngôn ngữ kể chuyện lưu loát, phù hợp với thể loại truyền thuyết. Phân biệt giọng người kể và giọng nhân vật.

–              Chia lớp thành 3 nhóm (3 dãy).

–              Các nhóm TL thống nhất bài kể. Đại diện các nhóm lần lượt kể.

–              Các nhóm lắng nghe, nhận xét chéo.

–              GV nhận xét.

5.            Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

–              Tìm đọc bài thơ “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” của Nguyễn Nhược Pháp để thấy cách cảm nhận độc đáo của nhà thơ về truyền thuyết này.

–              Chuẩn bị: tìm hiểu phần diễn biến trận giao chiến giữa 2 nhân vật Sơn Tinh, thủy Tinh.

SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1)

I.             MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được:

1.            Kiến thức:

–              HS hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh: phản ánh hiện thực đời sống của người Việt cổ trong việc giải thích hiện tượng lũ lụt ,bảo vệ cuộc sống của mình khát vọng chinh phục thiên nhiên.

–              HS hiểu được tác dụng của các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện.

2.            Kĩ năng:

–              HS bước đầu biết nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn không được học trong chương trình.

–              HS đọc, kể lại tóm tắt được truyện dân gian được học.

3.            Thái độ:

–              Có thói quen đọc và cảm thụ văn bản tự sự.

–              Thấu hiểu và cảm thông, chia sẻ với nhân dân vùng bão lũ.

4.            Năng lực, phẩm chất:

4.1          : Năng lực.

–              Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác,

–              Năng lực chuyên biệt: cảm thụ văn bản, sd ngôn ngữ, thẩm mĩ.

4.2          : – Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, tự tin, tự chủ.

II.            CHUẨN BỊ:

1.            Giáo viên: giáo án, bảng phụ, tranh ảnh miêu tả trận chiến giữa Sơn Tinh và TT.

2.            Học sinh: học bài cũ và soạn bài theo hướng dẫn.

III.           TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:

1.            Ổn định tổ chức:

*             Kiểm tra sĩ số:

*             Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của truyền thyết Thánh Gióng? Trong truyện, em thích hình ảnh, chi tiết nào nhất? Vì sao?

2.            Tổ chức các hoạt động dạy học.

 

2.1.         Hoạt động khởi động.

–              GV chiếu video cảnh bão lụt của miền Trung Việt Nam.

? Trong clip trên, em thấy nhân dân ta đang chống chọi với giặc gì? Em hãy kể những việc làm của nhân dân ta khi lũ lụt xảy ra?

–              HS trả lời – GV dẫn vào bài: lũ lụt là hiện tượng thiên nhiên xảy ra hằng năm ở nước ta và nhân dân ta đã lí giải cho hiện tượng này qua truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”.

2.2.         Các hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS           NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung.

–              PP: Vấn đáp, đọc tích cực

–              KT: đặt câu hỏi, hỏi và trả lời

–              NL: nhận thức, giao tiếp, ngôn ngữ.

–              PC: tự chủ, tự tin

GV: Truyện kể về thời đại lịch sử nào ?

–              thời đại Hùng Vương thứ 18

GV: Văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” vốn có cốt lõi từ thể loại thần thoại cổ nhưng đã đc lịch sử hoá thành 1 truyền thuyết. Truyền thuyết được gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18 và trở thành 1 tp quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời các Vua Hùng .

? Cần đọc truyện với giọng ntn?

–              HS nêu cách đọc.

–              Gv hướng dẫn học sinh đọc: Đọc chậm rãi ở đoạn đầu, đọc nhanh gấp gáp ở đoạn: tả cuộc giao chiến giữa hai thần. Đoạn cuối đọc giọng chậm rãi.

–              GV đọc mẫu, HS đọc tiếp. HS nx, GV nx.

? Chỉ ra những sự việc chính trong văn bản ? HS:

? Dựa vào những sự việc chính này em hãy kể tóm tắt văn bản ?

                Lưu ý: 1 số từ khó

+ Cồn: Dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc            I.             Đọc và tìm hiểu chung:

 

1.            Đọc, kể tóm tắt, hiểu chú thích:

*             Đọc, tóm tắt:

 

*             Tóm tắt.

–              Vua Hùng kén rể.

–              Sơn Tinh – Thuỷ Tinh đến cầu hôn.

–              Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

–              Sơn Tinh đén trước lấy Mị Nương.

–              Thuỷ Tinh đến sau, thua cuộc nổi giận dâng nước đánh Sơn tinh.

–              Hai thần đánh nhau hằng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua phải rút quân về – Hằng năm Thuỷ tinh dâng nước đánh ST nhưng đều thua cuộc.

* Chú thích:

 

bờ biển.

+Ván (cơm nếp): Mâm

+ Nệp (Bánh chưng): Cặp (đôi)

* Hỏi và trả lời: HS hỏi và bạn TL.

? “ST, TT” thuộc thể loại truyện nào?

? Nêu kiểu vb và ptbđ của vb?

 

? Nhân vật chính của văn là ai?

? Theo bạn, văn bản có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần ?            

 

 

2. Tìm hiểu chung văn bản:

–              Thể loại: truyền thuyết

–              Kiểu văn bản: tự sự

–              PTBĐ: tự sự + miêu tả

–              NV chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

–              Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ  đầu             một đôi: Vua

Hùng kén rể.

+ Phần 2: còn lại: Cuộc giao tranh giữa 2 vị thần

HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:

–              PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm

–              KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, TL nhóm

–              NL: giao tiếp, ngôn ngữ, thẩm mĩ.

–              PC: tự chủ, tự tin, yêu thiên nhiên

–              Yêu cầu HS theo dõi vào phần 1.

? Sự kiện vua Hùng kén rể trong truyện diễn ra vào thời đại vua Hùng nào?

 

–              HS HĐ cá nhân: 3 phút:

? Tìm chi tiết giới thiệu về 2 vị thần ST, TT.

? Nhận xét về cách xây dựng nhân vật?

? Nêu ý nghĩa của các chi tiết đó?

–              HS TL – HS khác NX, b/s. GV NX, chốt.

–              GV bình: trong cuộc thi tài, hai thần ST. TT đều chứng tỏ mình là những vị thần tài năng, quyền lực, xứng đáng làm rể của vua Hùng. Họ chính là biểu tượng cho các thủ lính của những bộ tộc miền núi, miền biển thời lập nước. Tài năng của họ được miêu tả rất đặc biệt. Tài năng của Sơn Tinh là tài bồi đắp cuộc sống, làm cho nó sinh sôi, nảy nở. Tài năng của Thủy Tinh là tài tàn phá, phá hủy tự nhiên, môi trường. Trong cách mô tả 2 nhân vật, tác giả dân gian ngay từ đầu đã tỏ ra

thiện cảm đối với Sơn Tinh.         II.            Tìm hiểu chi tiết văn bản:

1.            Vua Hùng kén rể:

–              Hoàn cảnh: Hùng Vương thứ 18

Kén cho Mị Nương 1 người chồng thật xứng đáng.

–              Hai thần đến thi tài:

ST           TT

–              Vẫy tay về phía – gọi gió -> gió đông -> nổi cồn    đến

bãi.         – hô mưa -> mưa

–              Vẫy tay về phía về đông -> nổi cồn

bãi.

Chúa vùng non  Chúa miền nước cao       thẳm

+ NT: chi tiết tưởng tượng kì ảo

 Tô đậm vẻ đẹp kì lạ, phi phàm của ST và TT.

 

 

? Trước 2 vị thần ngang tài ngang sức, vua Hùng đã đề ra giải pháp nào? Thử thách của vua Hùng có lợi cho ai?

GV giảng: Khi ra điều kiện đó, vua Hùng có vẻ không thiên vị ai vì đồ sính lễ như nhau. Nhưng rõ ràng những đồ sính lễ vua yêu cầu là sản vật của vùng rừng núi. Qua việc thách cưới của vua Hùng, rõ ràng nhà vua tỏ ra thiên vị Sơn Tinh, muốn dành thuận lợi hơn cho chàng để chàng chiến thắng Thủy Tinh.

 

? Việc vua Hùng muốn ST thắng cuộc phản ánh điều gì?

– HS TL cặp đôi trả lời.

GV: lẽ tự nhiên Người Việt cổ sống dựa vào núi rừng. Rừng k những cho họ củi để sưởi ấm, gỗ để làm nhà, thú rừng để ăn thịt mà còn giúp họ thoát nạn khi lũ lụt dâng cao.

Trong đời sống tâm linh người Việt k phải thần đất, thần trời, thần nước, thần lửa mà là linh khí của quả núi cao nhất vùng núi chôn nhau cắt rốn của dân tộc VN: Thần núi Tản Viên mới là đệ nhất phúc thần (như núi Ô-

lanh-pơ của Hi Lạp)         – Giải pháp:

+ Thách cưới bằng lễ vật kì lạ, khó kiếm “voi chín ngà…”

+ chuẩn bị trong thời gian nhanh, gấp: “ ngày mai…”

             Có lợi cho Sơn Tinh

=> Phản ánh thái độ của người Việt cổ: Yêu núi rừng, ghét bão lụt

2.3.         Hoạt động luyện tập:

Cho chủ đề: Vua Hùng kén rể.

–              Hãy phác thảo những ý chính cho bài văn kể chuyện theo chủ đề trên.

–              Cho biết trong câu chuyện có những sự việc gì? Nhân vật chính, nhân vật phụ là ai?

2.4.         Hoạt động vận dụng:

GV tổ chức cho HS thi kể diễn cảm truyện “ST, TT”.

–              Yêu cầu: người kể nhớ được các đoạn, các tình tiết của truyện. Ngôn ngữ kể chuyện lưu loát, phù hợp với thể loại truyền thuyết. Phân biệt giọng người kể và giọng nhân vật.

–              Chia lớp thành 3 nhóm (3 dãy).

–              Các nhóm TL thống nhất bài kể. Đại diện các nhóm lần lượt kể.

–              Các nhóm lắng nghe, nhận xét chéo.

–              GV nhận xét.

2.5.         Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

–              Tìm đọc bài thơ “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” của Nguyễn Nhược Pháp để thấy cách cảm nhận độc đáo của nhà thơ về truyền thuyết này.

–              Học thuộc tóm tắt văn bản, nắm được sự việc vua Hùng kén rể.

 

–              Chuẩn bị: tìm hiểu phần diễn biến trận giao chiến giữa 2 nhân vật Sơn Tinh, thủy Tinh và kết quả của cuộc giao chiến như thế nào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment