Kéo xuống để xem hoặc tải về!
27 Sự bay hơi và ngưng tụ tiếp theo
SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ(tt)I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Nhận biết đựơc sự ngưng tụ là quá trình ngược của quá trình bay hơi.
+ Nhận được sự ngựng tụ sảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
+ Tìm được ví dụ thực tế về sự ngưng tụ.
+ Biết tiến hành TN kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
2. Kĩ năng:
+ Có kỹ năng sử dụng nhiệt kế.
+ Sử dụng đúng thuật ngữ: dự đoán thí nghiệm, kiểm tra dự đoán, đối chứng chuyển từ thể này sang thể khác.
+ Quan sát, so sánh.
3. Thái độ: Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý. Ham học hỏi, yêu thích môn học, cẩn thận.
4. Năng lực: HĐ CN, nhóm làm TN, quan sát, liên hệ thực tế, bồi dưỡng cho HS năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Kế hoạch bài dạy.
– Dụng cụ:
+ Cả lớp: 1 cốc thuỷ tinh, 1 cái đĩa đậy trên cốc, 1 phích nước nóng.
+ Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, khăn lau, nhiệt kế.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đồ dùng học tập đầy đủ và kiến thức bài trước liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động – Dạy học nghiên cứu tình huống. – Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức – Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột.
– Dạy học theo nhóm
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác
– Kỹ thuật nêu và giải quyết vấn đề.
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng. – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Dạy học theo nhóm – Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. – Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG( 5 PHÚT)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động HS thấy được có sự ngưng tụ của hơi nước thành nước qua TN mở đầu.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
– GV YC các nhóm: Đổ nước nóng vào cốc, dùng đĩa khô đậy vào cốc nước, 1 lúc sau nhấc đĩa lên và quan sát mặt đĩa thấy hiện tượng gì?
– HS quan sát mặt đĩa và nhận xét: mặt đĩa có những giọt nước.
– GV ĐVĐ: Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi.
Còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là hiện tượng gì? Bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 25 PHÚT)
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Dự đoán sự ngưng tụ
1. Mục tiêu: HS nắm được thế nào là sự ngưng tụ và biết dự đoán được muốn dễ quan sát về sự ngưng tụ ta làm thế nào.
2. Phương pháp thực hiện:
HS hoạt động cá nhân, nhóm, chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
– HS nắm được thế nào là sự ngưng tụ: Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ.
– HS dự đoán được: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
– YCHS HĐCN đọc sgk cho biết thế nào là sự ngưng tụ.
– GV cho HS phát biểu và HS khác nhận xét.
– GV chốt lại kiến thức và yêu cầu HS ghi nhớ: Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
– GV: Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi, ta có thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ, vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ?
– HS thảo luận nhóm dự đoán được: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán
1. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán
2. Phương pháp thực hiện:
HS hoạt động cá nhân, nhóm, chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
– HS làm TN kiểm tra và rút ra được: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
GV ĐVĐ: Trong không khí có hơi nước, vậy bằng cách nào đó làm nhiệt độ của không khí giảm để không khí ngưng tụ nhanh hơn?
– Y/c HSHĐCN đọc mục b SGK
– HSHĐCN đọc mục b SGK
– GVYC HS nêu dụng cụ để làm thí nghiệm?
– HS nêu dụng cụ thí nghiệm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, khăn lau, nhiệt kế.
– GV: giới thiệu dụng cụ và tác dụng của từng dụng cụ
? Nêu cách thực hành thí nghiệm?
– HS HĐ CN, sau đó thảo luận nhóm nêu cách làm thí nghiệm:
+ Dùng khăn khô lau mặt ngoài của 2 cốc.
+ Đổ nước màu vào 2/3 mỗi cốc. Một cốc dùng đối chứng, 1 cốc dùng làm TN.
+ Đo nhiệt độ của nước ở 2 cốc.
+ Đổ nước đá vụn vào cốc làm TN.
+ Theo dõi nhiệt độ của 2 cốc và quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của 2 cốc.
– GV nhắc lại các bước thí nghiệm
– G lưu ý khi làm thí nghiệm: Đặt 2 cốc đặt cách xa nhau.
– GV phân công nhóm trưởng và y/c nhóm trưởng điều hành nhóm của mình làm thí nghiệm và theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài 2 cốc thí nghiệm.
– GV Y/c các nhóm làm thí nghiệm và theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của 2 cốc.
– HS các nhóm làm thí nghiệm và theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của 2 cốc.
HS ghi chép KQ vào phiếu học tập của cá nhân.
– YCHS thảo luận nhóm trả lời C1, C2, C3, C4, C5.
– Thảo luận nhóm C1- C5 và rút ra kết luận.
C1: Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm.
Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3: Nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không phải do nước trong cốc thí nghiệm thấm ra. Vì nước ở mặt ngoài cốc không có màu, còn nước ở trong cốc có màu.
C4: Nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại mà có.
C5: Vậy dự đoán thí nghiệm là đúng.
– GV ?Qua thí nghiệm rút ra kết luận gì?
– HS đại diện nhóm trả lời: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn. II/ Sự ngưng tụ
1/ Tìm cách quan sát sự ngưng tụ
a/ Dự đoán
– Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
– Muốn dễ quan sát về sự ngưng tụ ta làm giảm nhiệt độ của hơi: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn.
b/ Làm thí nghiệm kiểm tra
Kết luận: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để trả lời C6, C7, C8, bài tập 26 – 27.3; 26 – 27.4.
2. Phương pháp thực hiện:
– Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở
– Hình thức: hoạt động cá nhân, nhóm, chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành C6, C7, C8, bài tập 26 – 27.3; 26 – 27.4.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
– Y/c HS HĐCN đọc và làm C6 trình bày.
– HĐCN đọc và làm C6 trình bày.
– GV cho HS khác nhận xét.
GV sửa sai (nếu có):
C6: VD1: Hơi nước có trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa.
VD2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.
– HĐCN đọc và làm C7 trình bày.
– GV cho HS khác nhận xét.
GV sửa sai (nếu có):
C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt sương đọng trên lá.
– Y/c HS HĐCN đọc và làm C8.
Thảo luận cặp đôi trình bày.
– HĐCN đọc và làm C8, thảo luận cặp đôi trình bày.
– GV cho HS khác nhận xét.
GV sửa sai (nếu có):
C8: Trong chai đựng rượu đồng thời xảy
ra 2 quá trình: Bay hơi và ngưng tụ .
Trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ nên lượng rượu không giảm.
Với chai không đậy nút quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên rượu cạn dần.
– Y/c HSHĐCN đọc làm bài tập 26 – 27.3; và trình bày
– Gv chữa BT 26 -27.3: Đáp án C
– Y/c HSHĐCN đọc làm bài tập 26 – 27.3; sau đó thảo luận nhóm và trình bày bài
26 – 27.4
GV cho nhóm khác nhận xét và chữa.
BT 26 -27.4: Hơi thở của người có hơi nước khi gặp mặt gương lạnh hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương, sau 1 thời gian những giọt nước nhỏ này sẽ bay hơi hết vào không khí mặt gương lại sáng trở lại. 2. Vận dụng
C6: VD1: Hơi nước có trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa.
VD2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.
C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt sương đọng trên lá.
C8: Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra 2 quá trình: Bay hơi và ngưng tụ .
Trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ nên lượng rượu không giảm.
Với chai không đậy nút quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên rượu cạn dần.
BT 26 -27.3: Đáp án C
BT 26 -27.4: Hơi thở của người có hơi nước khi gặp mặt gương lạnh hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương, sau 1 thời gian những giọt nước nhỏ này sẽ bay hơi hết vào không khí mặt gương lại sáng trở lại.
D. HOẠT ĐỘNG , TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
– HS biết thêm thông tin về sự ngưng tụ trong tụ nhiên.
– HS yêu thích môn học hơn, muốn khám phá thế giới tự nhiên hơn.
2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở
3. Sản phẩm hoạt động HS biết thêm về kiến thức trong thực tế liên quan đến bài học.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
– GV YC HS HĐCN tìm hiểu phần “ có thể em chưa biết “
– HS đọc “Có thể em chưa biết” để biết thêm thông tin về sự ngưng tụ trong tụ nhiên: 2/3 bề mặt Trái Đất có nước bao phủ, lượng nước này không ngừng bay hơi tạo thành một lớp hơi nước trong khí quyển dày từ 10km đến 17km. Hơi nước tạo thành mây, mưa, sương mù, tuyết ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất và đời sống con người. Ở nước ta trong những ngày ẩm ướt, mỗi mét khối không khí có chứa tới 30 gam hơi nước nên ta cảm thấy oi bức, khó chịu, dù nhiệt độ vẫn là 300C
– YC HS tìm hiểu trước bài 28. Sự sôi, chép bảng 28.1
– Chuẩn bị 1 tờ giấy kẻ ô vuông
– Làm bài tập 26 – 27(5 -7) ở SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM: