Giáo án bài Sự cân bằng lực quán tính soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 5 Sự cân bằng lực quán tính I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:                 – HS nêu được 1 số VD về 2 lực cân bằng. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

5 Sự cân bằng lực quán tính

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

                – HS nêu được 1 số VD về 2 lực cân bằng. Nhận biết được đặc điểm 2 lực cân bằng và biểu diễn bằng véc tơ lực.

                – Hiểu được “ Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không đổi trong 2 trường hợp vật đứng yên và chuyển động ”.

                – Lấy được VD về quán tính. Nêu được một số hiện t¬ượng về quán tính và vận dụng quán tính giải thích 1 số hiện t¬ượng thực tế.

                2. Kĩ năng:

                – Biết suy đoán, tiến hành thí nghiệm.

                3. Thái độ:

                – Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

                – Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

               

                II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: Đồ dùng dạy học gồm 4 bộ dụng cụ, mỗi bộ: 1 xe lăn, 1 búp bê (hoặc mảnh gỗ) để làm TN hình 5.4.   Bảng 5.1 – Sgk .

                2. Học sinh:

                Mỗi nhóm: chuẩn bị tài liệu, bài tập ở nhà.

               

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học hợp tác             – Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác, bản đồ tư duy.

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi, công đoạn.

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (8 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động: HS dự đoán được hiện tượng: 1 vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng vật sẽ như thế nào.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Quan sát H 5.1 sgk

+ Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6: Một  vật đang đứng yên chịu tác dụng  của 2 lực cân bằng nhau thì vật sẽ như thế nào?

+ Thảo luận nhóm nêu dự đoán.

+ Nếu 1 vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng vật sẽ như thế nào?

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu.

– Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới.

– Dự kiến sản phẩm:

+ Dự đoán 1: Tiếp tục chuyển động.

+ Dự đoán 2: Tiếp tục chuyển động thẳng đều.

+ Dự đoán 3: Có thể đứng yên.

*Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

Muốn trả lời câu hỏi này chính xác, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của hai lực cân bằng (15 phút)

1. Mục tiêu: – HS rút ra hai lực cân bằng là gì và tác dụng của 2 lực cân bằng một vật đang chuyển động sẽ như thế nào.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1 – C5.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Cho HS nghiên cứu SGK.

+ Biểu diễn các lực tác dụng vào vật.

+ Nhận xét về điểm đặt, phương, chiều, cường độ của các lực này.

+ Dự đoán dưới tác dụng của 2 lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ như thế nào? đang chuyển động sẽ như thế nào?

+ Đề xuất phương án TN kiểm tra.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Đọc SGK, biểu diễn lực và trả lời C1. Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ.

+ Nêu dự đoán, phương án TN.

+ Phân tích TN hình 5.3/SGK.

– Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS.

+ Giới thiệu về máy Atoot. Phân tích TN h5.3/SGK.

– Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung.               I. Hai lực cân bằng.

1. Hai lực cân bằng là gì?

– Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cư-ờng độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ng¬ược nhau.

2. Tác dụng của 2 lực cân bằng một vật đang chuyển động.

 

. Dự đoán:

b. TN kiểm tra:

C2. Ban đầu A chịu tác dụng của trọng lực  và lực căng dây   . A đứng yên,  cân bằng với   .

C3: Đặt A’ lên A: A chuyển động nhanh dần (vì    =   +   >   )

C4: A’ bị giữ lại : A vẫn chuyển động lúc này A chịu tác dụng của 2 lực   và   cân bằng.

C5: Sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau A đi được quãng đường như¬ nhau.

 

– Kết luận: Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Hoạt động 2: Nghiên cứu về quán tính (10 phút)

1. Mục tiêu: HS nắm được: Khi chịu lực tác dụng, mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Nghiên cứu SGK cho biết:

+ Ôtô, tàu hỏa, xe máy khi bắt đầu chuyển động có đạt ngay vận tốc lớn được không?

+ Khi ôtô, xe máy đang chuyển động nêu phanh gấp có dừng ngay được không?

+ Mức quán tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

+ Không, vận tốc phải tăng dần dần.

Không, vận tốc phải giảm dần dần.

+ Dùng tay quay bánh xe, không quay nữa bánh xe vần tiếp tục quay thêm 1 thời gian.

+ Đang đạp xe nêu hãm phanh xe vẫn tiếp tục chuyển động thêm 1 đoạn.

+ Mức QT phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc của vật.

– Giáo viên:

+ Khi chịu lực tác dụng, mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.

– Dự kiến sản phẩm: bên cột nội dung.

*Báo cáo kết quả: bên cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

II- Quán tính:

Nhận xét:

+ Khi chịu lực tác dụng, mọi vật đều không thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.

 

 

+ Mức quán tính phụ thuộc vào khối l¬ượng và vận tốc của vật:  Vật có khối l¬ượng, vận tốc càng lớn  –> mức quán tính càng lớn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C6 – C8/SGK.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C6 – C8/SGK và các yêu cầu của GV.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Lên bảng thực hiện theo yêu cầu C6 – C8.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C6 – C8 và ND bài học để trả lời.

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

C8. d. Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất, cán bị đột ngột dừng lại, do quán tính đầu búa tiếp tục chuyển động ngập sâu ngập vào cán búa.

e. Do quán tính nên cốc ch¬ưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh giấy ra khỏi đáy cốc.               III- Vận dụng:

 

*Ghi nhớ/SGK.

 

C6:  Búp bê ngã về phía sau vì: khi đẩy xe chân búp bê chuyển động cùng với xe nh-ưng do quán tính nên thân và đầu búp bê ch¬ưa kịp chuyển động vì vậy búp bê ngã về phía sau.

 

C7:  Búp bê ngã về phía tr-ước vì khi xe dừng lại đột ngột mặc dù chân búp bê dừng lại cùng với xe như¬ng do quán tính nên thân và đầu búp bê vẫn chuyển động và ngã về phía trư¬ớc.

 

C8:  a. Ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính nên hành khách không thể đổi

h¬ướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động theo hướng cũ nên bị nghiêng sang trái.

b. Nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất bị dừng lại ngay như¬ng ngư¬ời còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên chân gập lại.

c. Bút tắc mực, nếu vẩy mạnh bút lại viết được vì khi bút đã dừng lại thì mực do quán tính vẫn tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút.

 

D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc nội dung phần ghi nhớ.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 5.1 -> 5.10/SBT.

+ Xem trước bài 6: Lực ma sát.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..            

 

 

Leave a Comment