Giáo án bài Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 34 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức – Trình bày được các …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

34 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

– Trình bày được các phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân Pháp, Anh, Đức; đánh giá được ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào đó.

– Biết được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những đại biểu xuất sắc; đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

2. Năng lực

– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

– Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử các cuộc đấu tranh của nhân dân một số nước Đông nam Á.  Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa  lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc.

– Thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài

– Năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu – Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.

– Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.

– Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.

3. Phẩm chất

– Yêu nước, nhân ái,  trung thực, trách nhiệm trước các vấn đề lịch sử.

– Giúp học nhận thức sâu sắc được quy luật  “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.

– Nâng cao ý thức đấu tranh chống mọi áp bức bất công xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của công nhân thời kì này, những câu chuyện về các nhà xã hội không tưởng.

 – Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tư liệu tham khảo.

– Máy tính kết nối máy chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Tìm hiểu về phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

III.TIẾN TRÌNH  DẠY – HỌC

* Ổn định tổ chức lớp

1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.

a. Mục tiêu:

Với việc cho học sinh quan sát hình ảnh của giai cấp công nhân ở nữa đầu thế kỉ XIX, các em có thể biết được tình cảnh khổ cực của giai cấp công nhân do bị áp bức bóc lột nặng nề, từ đó công nhân đã đứng lên đấu tranh. Tuy nhiên các em chưa thể biết đầy đủ và chi tiết về các cuộc đấu tranh tiêu biểu. Tại sao các cuộc đấu tranh đó đều thất bại? Từ  đó kích thích sự tò mò, lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

b. Nội dung:

 – Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:  Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây:

 

1. Đặt tên cho các bức ảnh tư liệu?

2. Nêu cảm nhận của em về những bức ảnh trên?

– Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu về yêu cầu của giáo viên.

– Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.

c. Sản phẩm

Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.

Khuyến khích học sinh tự đọc

Học sinh tự đọc sgk để hiểu được:

– Cuộc sống của giai cấp vô sản sau cách mạng công nghiệp

–  Những cuộc đấu tranh đầu tiên của vô sản chống lại tư sản

Hoạt động 2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX.

a.  Mục tiêu:

Trình bày được các phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân Pháp, Anh, Đức ; đánh giá được ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào đó.

b. Nội dung:

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc nội dung mục 2 SGK trang

184-185, kết hợp quan sát Hình 71 SGK trang 185 “Công nhân Anh đưa Hiến chương đến Nghị viện”  và tìm hiểu về phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.

 

– Trong hoạt động này, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 1 nội dung.

                                Nhóm 1: Tìm hiểu Phong trào công nhân Pháp.

                                Nhóm 2: Tìm hiểu Phong trào công nhân Anh.

                                Nhóm 3: Tìm hiểu Phong trào công nhân Đức.

                                Nhóm 4: Nhận xét chung về phong trào công nhân ở Pháp, Đức, Anh.

– Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sau đó các nhóm cử đại diện nhóm trình bày trước lớp về vấn đề của nhóm được phân công tìm hiểu.

– Đại diện các nhóm khác lắng nghe sau đó phản biện, bổ sung chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.

c. Sản phẩm

 Giáo viên chiếu lên phông gợi ý sản phẩm.                         

TÊN

NƯỚC   PHONG TRÀO (KN)          THỜI GIAN          MỤC TIÊU ĐẤU TRANH  KẾT QUẢ              NHẬN XÉT CHUNG

PHÁP     KN Li-ông             1831       Tăng lương,

giảm giờ làm       Thất bại                – Tất cả các cuộc ĐT đều thát bại

– Nguyên nhân do thiếu sự LĐ đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

– Đánh dấu sự trưởng thành của gccn CÂ và TG.

– Tạo đk cho sự rđ của CNXHKH.

                                1834       Đòi thiết lập

nền cộng hòa                    

ANH       PT

Hiến chương      1836-1848            Tăng lương,

giảm giờ làm

– Đòi quyền phổ thông đầu phiếu             Thất bại               

ĐỨC       KN

ở Sơ-lê-din         1844       Chống lại sự hà khắc của chủ xưởng         Thất bại               

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

Hoạt động 3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng

a. Mục tiêu

Biết được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những đại biểu xuất sắc; đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng

b. Nội dung

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc nội dung mục 3 SGK trang 186-187, kết hợp quan sát Hình ảnh của: Xanh-xi-mông, Sác-lơ Phu-ri-ê, Rô-be Ô-oen và thảo luận các vấn đề sau:

– Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa xã hội không tưởng?

– Nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

– Tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

 

    

     Xanh-xi-mông                 Sác-lơ Phu-ri-ê                 Rô-be Ô-oen

 – Trong hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu.

– Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm

-Hoàn cảnh ra đời:

+  Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó : bóc lột tàn nhẫn người lao động. + Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột.

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh – xi mông, Phu – rê – ê và Ô-oen.

-Tích cực:

+Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.

+Phê phán  sâu sắc chế độ tư bản, dự đoán tương lai.

– Hạn chế :

+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.

+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân

– ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề của chủ nghĩa Mác.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX, hủ nghĩa xã hội không tưởng.

b. Nội dung

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo

                Thế nào là Chủ nghĩa xã hội không tưởng?

c. Sản phẩm

Khái niệm: CNXHKT là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người;xây dựng một xã hội (XH) mới tốt đẹp không có áp bức,bóc lột,đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng,hạnh phúc,nhưng lại đưa ra con đường,biện pháp sai lầm,đó là bằng giáo dục,thuyết phục và tuyên truyền hòa bình…cho lý tưởng của họ.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

            a. Mục tiêu

– Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:

+ Sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay (Việt Nam và thế giới)

+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng và phát triển đất nước, lên án áp bức bất công xã hội.

b. Nội dung

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà)

1. Em hãy so sánh một vài điểm khác biệt của giai cấp công nhân ở cuối thế kỉ XIX và công nhân trong giai đoạn hiện nay.

2. Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì CNH, HĐH đất nước, thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế, em của suy nghĩ gì về trách nhiệm bản thân và của thế hệ trẻ trong việc xây dựng đất nước?

– HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…)

– HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

c. Sản phẩm

1. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX và công nhân hiện nay.

– Về kinh tế

– Về địa vị chính trị

– Nguyện vọng của công nhân.

2. Nêu suy nghĩ của bản thân trong việc xây dựng đất nước thời kì CNH, HĐH

– Vai trò của CNH,HĐH.

– Kế hoạch của bản thân cho tương lai và phục vụ xây dựng đất nước.

d. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

Tìm hiểu C. Mac, Ph. Angghen và những đóng góp của hai ông với phong trào công nhân thế giới.

Leave a Comment