Giáo án bài Sự nở vì nhiệt của chất lỏng soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 22 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hs biết được – Thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

22 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hs biết được

– Thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

– Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

2. Kỹ năng:

– Làm được TN H.19.1; 19.2 SGK. Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.

– Giải thích một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

3.Thái độ:

– Hứng thú trong học tập, tích cực hợp tác trong nhóm.

– Cẩn thận, tỉ mỉ trong khi tiến hành thí nghiệm.

4. Về định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Từ vấn đề thực tế cuộc sống được đặt ra, HS dự đoán, làm thí nghiệm nhằm xác định và làm rõ thông tin.

– Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề: Tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan (khắc phục sự cố, những ứng dụng thực tiễn).

– Năng lực thực hành thí nghiệm: Thao tác và an toàn trong thực hành, thí nghiệm.

– Năng lực hợp tác, trình bày và trao đổi thông tin: Làm thí nghiệm, trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận, thống nhất.

II. CHUẨN BỊ:

Đồ dùng dạy học:

Mỗi nhóm HS:  

– Bình thuỷ tinh đáy bằng, ống thuỷ tinh thẳng, nút cao su có lỗ;

– Chậu, nước màu, phích nước nóng.

– Miếng giấy trắng 4x10cm lồng trên ống thuỷ tinh vẽ vạch chia.

Cả lớp: 2 Bình thuỷ tinh giống nhau có nút cao su gắn ống thuỷ tinh chứa nước, rượu pha màu lượng bằng nhau, chậu nhựa, phích nước nóng. Tranh vẽ 19.3a, b.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

                a. Hoạt động khởi động:               

– Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi

b. Hoạt động hình thành kiến thức mới

– Phương pháp: Dạy theo nhóm đàm thoại ; nêu và giải quyết vấn đề,  thuyết trình

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não.

c. Hoạt động luyện tập

– Phương pháp: Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật động não

d. Hoạt động vận dụng

– Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não

e. Tìm tòi mở rộng

– Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Hoạt động của thày và trò            Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5ph)          

1. Mục tiêu:

-Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

-Tổ chức tình huống học tập

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

Từ thực tế HS nhận ra được chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

GV Nêu câu hỏi

?Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? Nêu thí dụ chứng tỏ chất rắn nở vì nhiệt.

? Chất rắn nóng nở ra, lạnh co lại. Đối với chất lỏng có xảy ra hiện tượng đó không? Nếu có thì có điểm gì giống và khác chất rắn không

.* Thực hiện nhiệm vụ:

– Cá nhân  suy nghĩ trả lời, ghi ra vở tự học ý kiến của mình về vấn đề đặt ra.

* Báo cáo, thảo luận:

– Từng cá nhân trình bày ý kiến.

– Cả lớp thảo luận, tổng hợp các ý kiến.

* Tổng hợp, xác định vấn đề cần nghiên cứu:

– GV đặt vấn đề: Nếu chất lỏng cũng nở vì nhiệt thì có đặc điểm gì giống và khác chất rắn?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾNTHỨC(20ph):

1. Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để rút ra kl về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và  so sánh được sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau thì khác nhau

2. Phương pháp thực hiện:HS hoạt động cá nhân,cặp đôi, nhóm,  chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động:- HS trả lời được C1,C2,C3 và rút ra kl

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá lẫn nhau

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* GV: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Hướng dẫn các nhóm HS lắp và tiến hành TN như hình 19.2 và 19.3.

– Phát lệnh C1

– Phát lệnh C2: Yêu cầu HS dự đoán và làm TN kiểm chứng.

– Tiến hành TN với các chất lỏng khác nhau như hình 19.3. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét (C3).

– Yêu cầu HS báo cáo, thảo luận Uốn nắn, thống nhất cùng với HS.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

– Hoạt động nhóm: Tiến hành TN, quan sát hiện tượng.

– Đại diện nhóm trả lời C1, các nhóm thảo luận, thống nhất: Nước trong ống thủy tinh dâng lên. Vì nước gặp nóng, nở ra.

– Cá nhân trả lời C2, các nhóm làm TN kiểm chứng: Mực nước trong ống thủy tinh hạ xuống.

– Cả lớp quan sát TN.

* Báo cáo, thảo luận;

– Cá nhân báo cáo nhận xét, cả lớp thảo luận, thống nhất.

– Cá nhân hoàn thành C4, thảo luận, thống nhất và ghi vở.

* GV tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:

– Yêu cầu HS rút ra kết luận.

– Điều chỉnh, bổ sung và cho HS ghi vở.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10ph):

1.Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, giải quyết được một số vấn đề trong thực tế.

2. Phương pháp thực hiện:Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

Trả lời C5, C6, C7

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*GV chuyển giao nhiệm vụ:

– Yêu cầu HS đọc và trả lời C5, C6, C7. Hướng dẫn HS trả lời.

* HS thực hiện nhiệm vụ:

– Cá nhân trả lời C5, C6, C7 ghi vào vở học tập.

* Báo cáo, thảo luận:

– Cá nhân trả lời C5, C6, C7

– Thảo luận lớp, thống nhất.

* GV tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:

C5: Khi đun nước, nếu đổ đầy ấm thì khi nóng lên, nước nở ra và tràn ra ngoài.

C6: Nếu đóng chai nước ngọt thật đầy thì khi gặp nóng, nước ngọt nở ra có thể gây bật nắp, nổ chai.

C7: Khi tăng nhiệt độ hai bình lên như nhau thì chất lỏng trong bình có ống nhỏ sẽ dâng cao hơn vì với cùng thể tích nở ra như nhau, ống nào có tiết diện nhỏ thì chất lỏng dâng lên càng cao.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 PHÚT)

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng  xảy ra trong thực tế

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân,

3. Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm bằng miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Khối lượng riêng của rượu ở 0 C là 800 kg/m . Tính khối lượng riêng của rượu ở 50 C, biết cứ nhiệt độ tăng thêm 1 C thì thể tích của rượu tăng thêm 1/1000 thể tích của nó ở 0 C.

*Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

E. HOẠT ĐỘNG TÒM TÒI, MỞ RỘNG (05 phút)

1. Mục tiêu: Tạo cho HS yêu thích môn Vật lí, thấy được sự liên hệ giữa Vật lí và thực tế cuộc sống.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động:  Sản phẩm bằng miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Không phải chất lỏng nào khi nóng lên thì cũng nở ra như nước chẳng hạn. Em hãy cho biết nước ở nhiệt độ nào thì chúng co lại

*Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

Suy nghĩ, trả lời

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

– Giáo viên nhận xét, đánh giá   

 

1. Thí nghiệm.

– Dụng cụ

– Tiến trình thí nghiệm

 

C1: Mực nước dâng lên vì nước trong bình nóng lên , nở ra  làm thể tích nước cũng tăng lên

 

C2: Mực nước sẽ tụt xuống

 

C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C4: ( 1) tăng    (2) giảm    (3)   khác nhau

 

3. Kết luận.

(1) tăng    (2) giảm   (3) khác nhau

– Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

 

4. Luyện tập

C5: Khi nung nước nước nóng lên , nở ra nếu ta đổ nước đầy ấm thì nước sẽ tràn ra ngoài

C6: Nếu đóng đầy thì khi nhiệt độ  môi trường tăng , nước sẽ nở ra làm bật nắp

 

* Hoạt động tiếp nối:

Hướng dẫn về nhà

Bài cũ:

–              Nội dung cần nắm: Như phần ghi nhớ.

–              Bài tập: 19.1 – 19.6

* Hướng dẫn:

19.3: Lưu ý: Bình thủy tinh trực tiếp tiếp xúc với lửa, chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng.

19.4: Bình chia độ được chia  khi nhiệt độ ở 200C. Nếu dùng bình này để đo thể tích của chất lỏng có nhiệt độ khác 200C thì sao?

19.5: Hướng dẫn cách xác định trên hình vẽ.

2. Chuẩn bị cho tiết sau: ‘‘Soạn bài sự nở vì nhiệt của chất khí’’.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

 

Leave a Comment