Giáo án bài Sự nổi soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 15 Sự nổi                   I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:                 – Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.                 …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

15 Sự nổi

 

                I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

                – Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

                – Nêu được điều kiện nổi của vật.

                – Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.

                – Biết được ảnh hưởng của các chất khí thải đối với môi trường và ảnh hưởng của việc rò rỉ dầu lửa khi vận chuyển đối với sinh vật trong nước.

                2. Kĩ năng:

                – Làm, quan sát hiện t¬ượng thí nghiệm, rút ra nhận xét.

                – Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế.

                3. Thái độ:

                – Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

                – Cẩn thận, có ý thức làm việc tích cực, nghiêm túc.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

                – Năng lực thực hành, quan sát, thuyết trình.

 

                II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh       , Hình vẽ tàu ngầm (nếu có), 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín.

                2. Học sinh:

                Mỗi nhóm: 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh     , Hình vẽ tàu ngầm (nếu có), 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín

               

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học hợp tác             – Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động: KT kiến thức cũ.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ HS 1: Lực đẩy Ác- si – mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?

          Vật đứng yên chịu tác dụng của các lực cân bằng thì có trạng thái chuyển động như thế nào?

+ HS 2: Chữa bài 10.6

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Trả lời theo yêu cầu.

– Giáo viên: theo dõi, uốn nắn khi cần.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Tại sao khi thả vào trong nước thì viên gạch lại chìm còn cục xốp lại nổi?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta sẽ xét kĩ xem khi nào vật nổi, khi nào vật chìm.         

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghiên cứu điều kiện để vật nổi, vật chìm. (15 phút)

1. Mục tiêu: – Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Nêu được điều kiện nổi của vật.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1 – C2.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu: Cho HS nghiên cứu SGK.

+ Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Nêu phương và chiều của từng lực?

Em hãy biểu diễn những lực này

+ đọc và trả lời C2.

+ Chốt lại điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

– Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, làm TN và Trả lời C1 – C2.

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

– Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS.

– Dự kiến sản phẩm: Bên cột nội dung.

*Báo cáo kết quả: Bên cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

– Khi vận chuyển dầu lửa mà bị rò rỉ hoặc tràn dầu sẽ gây ảnh hưởng gì?

Chất khí thải do sinh họat và sản xuất của con người cũng gây ảnh hưởng tới môi trường ntn?

Nêu các biện pháp khắc phục các ảnh hưởng trên?          

 

I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm.

P > FA  Vật chìm (Vật chuyển động xuống dưới).

 

P = FA Vật lơ lửng (Vật đứng yên).

 

P < FA Vật nổi

 

(Vật chuyển động xuống dưới).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng (10 phút)

1. Mục tiêu: – Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt chất lỏng, nêu được tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C3-C6.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu: Cho HS nghiên cứu SGK.

+ Đọc và trả lời các câu hỏi C3 – C6.

+ Công thức tính độ lớn lực đẩy Ác si met như nào?

– Học sinh tiếp nhận: Trả lời C3 – C6.

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Đọc thông tin trong SGK trả lời C3 – C6.

– Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai sót của HS.

– Dự kiến sản phẩm: Cột nội dung.

*Báo cáo kết quả: Bên cột nội dung.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II. Độ lớn của lực đẩy ACSIMÉT khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.

F = d.V

Trong đó:

F: độ lớn lực đẩy Ác- si – mét

d: Trọng lượng riêng của chất lỏng

V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.

* Chú ý:

Vật chìm xuống khi: dv > dl

Vật đứng yên ở đáy bình:

  P = FA +  F nâng của đáy bình.

 

"   lơ lửng trong CL:

 dv = dl  (P = FA= V.d, với V là thể tích của vật)

"   nổi lên mặt CL:

dv < dl  (P = F’A=V’.d, với V’ là thể tích phần chìm  của vật trong chất lỏng)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT giải thích hiện tượng thực tế. Vận dụng linh hoạt các công thức đề giải các bài tập đơn giản.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: Trả lời các yêu cầu của GV.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào  để trả lời C7-C8.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu SGK và ND bài học để trả lời.

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)

*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III. Vận dụng:

C8. d (Hg) = 136 000 N/m3

      d (sắt) = 78 000 N/m3

      d (gỗ) = 8 000 N/m3

 

D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động:

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 12.1 -> 12.7/SBT.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu ND bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..            

 

Leave a Comment