Giáo án bài Sự sôi tiếp theo soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 29 Sự sôi tiếp theo   I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức:       – Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

29 Sự sôi tiếp theo

 

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:      

– Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi.

                – Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượngđơn giản có liên quan đến cac đặc điểm của sự sôi.

2. Kỹ năng:

                –  Rèn luyện kĩ năng giải thích hiện tượng.

                3. Thái độ:

                                – Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.

                                – Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.

4. Năng lực:

                                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

II/ CHUẨN BỊ

     *  Mỗi nhóm: 1 giá đỡ, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng và lưới kim loai, 1 cốc đốt, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế đo được nhiệt độ tới 1100C, 1 đồng hồ có kim giây.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học nghiên cứu tình huống.             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

….

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

– Kỹ thuật nêu và giải quyết vấn đề.

C. Hoạt động luyện tập – Hoạt động vận dụng – tìm tòi, mở rộng – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Tổ chức các hoạt động.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu:

– Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

                – Tổ chức tình huống học tập

2. Phương pháp thực hiện:

                – Hoạt động cá nhân, chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

                – HS trình bày được ở nhiệt độ nào nước sôi, trong quá trình sôi, nhiệt độ của nước có tăng không.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

                – Học sinh đánh giá.

                – Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi sau

– Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?

– Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí ở đáy bình và đi lên mặt nước?

– Ở nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước,vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều ( nước sôi ) ?

– Trong khi nước sôi , nhiệt độ của nước có tăng không ?

– Học sinh tiếp nhận: HS trả lời theo Y/C của GV,HS khác theo dõi câu trả lời của bạn để nêu NX.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : GV kiểm tra việc trả lời câu hỏi của học sinh qua thí nghiệm

1. Mục tiêu :

– Biết khai thác các số liệu thu thập được từ TN về sự sôi.              

2. Phương pháp thực hiện:

HS hoạt động  nhóm, 

3. Sản phẩm hoạt động

HS trình bày vào phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh         Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ: 

? GV yêu cầu HS các nhóm làm lại thí nghiệm trả lời các câu từ C1 đến C4 ?

GV yêu cầu học sinh căn cứ vào quá trình theo dõi thí nghiệm để trả lời.

HS các nhóm làm lại thí nghiệm trả lời các câu từ C1 đến C4.

* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Học sinh căn cứ vào quá trình theo dõi thí nghiệm để trả lời.

Hoạt động 2:   Rút ra kết luận

1. Mục tiêu : HS trả lời được các kết luận về sự sôi.

2. Phương pháp thực hiện:

HS hoạt động  nhóm, 

3. Sản phẩm hoạt động

– HS trình bày vào phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ: 

? GV Yêu cầu HS trả lời C5?

? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm?

? Nếu các chất khác nhau thì nhiệt độ sôi của các chất có giống nhau không?

GV yêu cầu HS quan sát bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chất cho biết rượu thuỷ ngân sôi ở nhiệt độ nào?

* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV

(1) 1000C

(2) Nhiệt độ sôi

(3) Không thay đổi

(4) Bọt khí

(5) Mặt thoáng

Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.      II/ Nhiệt độ sôi:

1/ Trả lời câu hỏi:

 

 

2/  Kết luận:

a/ (1) 1000C

     (2) Nhiệt độ sôi

      (3) Không thay đổi

      (4) Bọt khí

      (5) Mặt thoáng

Chú ý: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG

1.Mục tiêu :  HS vận dụng được kiến thức đã học để trả lời C7, C8, C 9

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở

Hình thức: hoạt động cặp đôi.

3. Sản phẩm hoạt động

HS hoàn thành C7, C8,C9 .

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh         Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ: 

? Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm mốc chia nhiệt độ?

? Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân ? không dùng nhiệt kế rượu?

? Yêu cầu HS đọc quan sát h29.1 mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun nóng, các đoạn AB, BC của đường biểu diễn ứng với các quá trình nào?

GV yêu cầu HS làm bài 28-29.4

* Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động cá nhân làm theo yêu cầu giáo viên    III/ Vận dụng:

C7: Vì nhiệt độ này là xác định không thay đổi trong quá trình nước đang sôi.

C8: Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của rượu.

 

C9: Hình 29.1

AB: nhiệt độ tăng, nước nóng lên.

BC: nhiệt độ không đổi nước sôi.

Bài 28-29.4:

AB nhiệt độ tăng, nước nóng lên.

BC nhiệt độ không đổi, nước sôi.

CD nhiệt độ giảm nước nguội dần.

D. HOẠT ĐỘNG  TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu :

HS biết được nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc áp suất tren mặt thoáng.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở

3. Sản phẩm hoạt động

HS biết thêm về kiến thức trong thực tế liên quan đến bài học.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

– Học thuộc ghi nhớ SGK, đọc phần có thể em chưa biết.

– Làm bài tập 28-29.5 đén 28-29.8  SBT trang 33

– Trả lời các câu hỏi trong bài tổng kết chương

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Leave a Comment