Giáo án bài Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

24 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện                   I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:                 – Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho …

24 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

 

                I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

                – Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

                – Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: bóng đèn pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn Led).

                2. Kĩ năng:

                – Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.

                – Mắc mạch điện đơn giản.

                3. Thái độ:

                – Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

                – Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

               

                II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: Mô đun lắp mạch điện:

                + Một bóng đèn, Công tắc.

                + Pin, đoạn dây dẫn: Nguồn điện 3 – 6V.

                + Bút thử điện.

                2. Học sinh:

                Đọc trước nội dung bài học.

               

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học hợp tác             – Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo nhóm

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm      – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề             – Kĩ thuật đặt câu hỏi

 

                               

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (7 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động:

– HS trình bày được khái niệm dòng điện, dòng điện trong kim loại, chiều quy ước của dòng điện.

Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản.

– Chữa BT 21.1, 21.4/SBT .

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá.- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ HS1: dòng điện là gì, dòng điện trong kim loại là gì, chiều quy ước của dòng điện như thế nào?

+ HS2: Chữa BT 21.1/SBT. Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin, chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đó.

+ HS3: Chữa BT 21.4/SBT.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV.

– Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm tra dưới lớp 1 lượt.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Khi có dòng điện chạy trong mạch ta có nhìn thấy các hạt mang điện tích (các e)  dịch chuyển không?

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Ta phải căn cứ vào đâu để biết được có dòng điện trong mạch? (Phải căn cứ vào đèn sáng, quạt quay, bếp điện nóng  lên..). Đó chính là dựa vào những tác dụng của dòng điện gây ra khi nó chạy trong mạch. Để biết dòng điện có những tác dụng gì, ta nghiên cứu bài học hôm nay.               

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện. (12 phút)

1. Mục tiêu: HS nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên được 5 dụng cụ sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: Nhận biết được các tác dụng nhiệt.  Lấy được một số ví dụ về độ nóng chảy của một số chất.

– Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, C2, C3, C4.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá. – Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu: Nghiên cứu trong Sgk và trả lời câu hỏi C1.

+ Quan sát H22.1 kể tên các thiết bị trong mạch điện.

+ Hãy lắp mạch điện theo sơ đồ, đọc và trả lời C2a,b.

+ Khi nào dòng điện gây ra tác dụng nhiệt.

+ HS hoàn thành nội dung phần kết luận.

Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C4.

Gọi đại diện nhóm trả lời

– Học sinh tiếp nhận: Trả lời: C1, C2, C3, C4.

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh:

+ Hoạt động theo hướng dẫn của GV.

+ Theo dõi TN GV làm.  + Trả lời: C1, C2, C3, C4.

– Giáo viên:

+ Làm thí nghiệm C3 trong H22.2.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:

Thông báo: Khi nhiệt độ nóng tới 5000C thì bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy.

GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. I. Tác dụng nhiệt của dòng điện.

C1: Bóng đèn dây tóc, bếp điện, bàn là, lò sưởi…

 

                       Đèn

C2.

 

                Pin               K

           –   +

 

a) Bóng đèn nóng lên: Kiểm tra bằng cảm giác của tay hay nhiệt kế.

b) Dây tóc bóng đèn.

c) Vì nhiệt nóng chảy của Vonfram là 33700C —> Dây tóc không bị nóng chảy.

 

C3: a) Các mảnh giấy bị cháy đứt rơi xuống.

b) Dòng điện đã làm dây sắt AB nóng lên.

 

* Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật bị nóng lên.

Dòng điện chạy qua dây róc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ rất cao và phát sáng.

C4. ở nhiệt độ > 3270C chì ở thể lỏng

—> Dây chì bị đứt, mạch điện bị ngắt (hở) tránh hư hại tổn thất.

Hoạt động 2: Tác dụng phát sáng. (15 phút)

1. Mục tiêu: Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn: Đèn pin, bóng đèn bút thử điện, đèn LED.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập cá nhân: Nhận biết được các  tác dụng phát sáng của dòng điện. Lấy được một số ví dụ về độ nóng chảy của một số chất.

– Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Quan sát H22.3 hai đầu dây đèn có nối với nhau không? Chất trong đèn là gì?

Quan sát trên vật thật và trả lời (Tháo bóng đèn trong bút thử điện để quan sát)

+ Cho HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4, C5.

+ Khi đèn phát sáng 2 đầu dây tóc không nối nhau –> có phát sáng do tác dụng nhiệt không? Vậy cái gì phát sáng? Cắm đèn vào ổ cắm để đèn sáng. Yêu cầu trả lời C5,6.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV.

– Giáo viên:

Ta nghiên cứu tác dụng phát sáng của dòng điện qua một loại bóng khác mà loại bóng đèn này hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Đó là đèn LED.

? Quan sát H22.4 thấy được cấu tạo của đèn.

– Hãy mắc đèn vào 2 cực của bộ pin để đèn sáng.

Tiến hành thí nghiệm  như C7.

? Dòng điện chạy trong đèn theo chiều nào? (Từ bản nào sang bản nào?) Từ đây rút ra kết luận gì?

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II. Tác dụng phát sáng của dòng điện.

1. Bóng đèn bút thử điện.

 

C5. Hai đầu dây bên trong đèn tách rời nhau.

C6. Đèn sáng do chất khí giữa hai đầu dây bên trong đèn phát ra.

 

* Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

 

2. Đèn iốt phát quang (đèn LED)

 

Cấu tạo: Hai bản kim loại to, nhỏ khác nhau được nối ra ngoài bằng 2 đầu dây.

Đèn chỉ sáng khi bản nhỏ nối cực (+), bản to nối cực (-) của pin.

 

* Kết luận: Đèn iốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút)

1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.

Nêu được các tác dụng của dòng điện trong các dụng cụ điện và biết cách dùng đèn điốt để xác định các cực của pin.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nêu và giải quyết vấn đề C8, C9/SGK.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân:

Trả lời C8, C9/SGK và các yêu cầu của GV.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.

+ Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C8,C9.

+ Nhắc lại các tác dụng của dòng điện?

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C9 – HS khá và ND bài học để trả lời.

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

+ Đèn LED chỉ sáng khi nào?

+ Nếu đèn LED không sáng điều đó có nghĩa như thế nào?

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: C8, C9.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III. Vận dụng:

C8. E

C9. Nối bản kim loại nhỏ của đèn với cực A —> đèn sáng khi đóng K thì A là cực (+) còn nếu đèn không sáng thì A là cực (-)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)

1.Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh đánh giá. – Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

+ Đọc mục có thể em chưa biết.

+ Xem trước bài “Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện”. Các nhóm chuẩn bị pin, dây nhỏ bằng sắt, thép, đồng, nhôm.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 22.1 -> 22.5/SBT.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu ND bài học, trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..            

   

Leave a Comment