Giáo án bài tham quan thiên nhiên theo 5 bước phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 66  THAM QUAN THIÊN NHIÊN I.MỤC TIÊU :      – Biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

66  THAM QUAN THIÊN NHIÊN

I.MỤC TIÊU :

     – Biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như hoạt động cá nhân để đề phòng các rủi ro .

     – Làm quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch ngoài thiên nhiên.

     – Biết cách sử dụng các dụng cụ thích hợp  để thu thập mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm thành mẫu vật, tiêu bản cần thiết cho việc quan sát cần thiết ở ngoài thiên nhiên.

    – Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động khi TQTN, đồng thòi có thái độ thận trọng trong giao tiếp với động vật nhằm bảo vệ cho tài nguyên thiên nhiên bền vững.

II.CHUẨN BỊ :

Giáo viên nghiên cứu và chọn trước địa điểm có đầy đủ địa hình, sinh cảnh 

( như yêu cầu của bài ) để chuẩn bị cho buổi tham quan có kết quả tốt.

      – HS chuẩn bị dụng cụ thực hành và tư trang cá nhân phù hợp với yêu cầu của bài và thời tiết .

      – Giáo viên phân thành nhóm nhỏ 3- 5 em để hổ trợ nhau trong quá trình tham quan.

     – Học sinh được học trước nội qui khi đi tham quan và yêu cầu của buổi tham quan.

III. HOẠT ĐỘNG THAM QUAN :

   1. ổn định lớp

   2. Kiểm tra sự chuẩn bị

   3. Tiến hành

– Địa điểm thực hành: Khu vực xung quanh vườn trường

RÈN LUYỆN QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN

                Mục tiêu : Rèn luyện quan sát ngoài thiên nhiên

– Yêu cầu : học sinh biết phân chia môi trường thành những sinh cảnh nhỏ để quan sát

 – Thực hiện :

  Bước 1 : GV nêu nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên :

Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên: Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi ….

Hai tay sẵn sàng thao tác dụng cụ đem theo để bắt một số động vật cần thiết cho nội dung tham quan ( vợi, bay, lọ,.)

Đi theo nhóm nhỏ không nói chuyện riêng.

   

 Bước 2 : Biết phân chia môi trường : ít nhất có bốn nhóm môi trường

                        Ở nước, ở đất, ở ven bờ, ở tán cây

       Học sinh thực hiện theo các bước quan sát như SGK 

  Bước 3: Ghi  chép ngoài thiên nhiên : Kết quả quan sát cần thể hiện trên ghi chép .

Nội dung quan sát gồm :

Quan sát sự phân bố của động vật theo môi trường

Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường

Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật

Quan sát quan hệ giữa động vật với thực vật

–  Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật

Quan sát số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên

IV. NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ

– Nhận xét một số nhóm tiến hành tốt

– Phê bình một số học sinh ý thức thực hành chưa cao

* Rút kinh nghiệm bài học:

 

1.       Kiến thức:

–        Báo cáo trước lớp về qua trình tham quan thiên nhiên: Những gì đã quan sát được: tên động vật, thuộc ngành nào, có đặc điểm ra sao, môi trường sống như thế nào…

–        Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của động vật trong điều kiện sống cụ thể.

2.       Kĩ năng :

–        Rèn kỹ năng quan sát, thực hành

–        Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm

–        Rèn kỹ năng thu thập thông tin, báo cáo, trình bày thông tin trước lớp

3.       Thái độ:

–        Lòng yêu thích bộ môn, yêu thích thiên nhiên đất nước. Ham học hỏi.

*        THGDMT+BĐKH: Giáo dục hs ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.

4.       Định hướng hình thành năng lực:

–        Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, hợp tác, tri thức về sinh học.

II.      PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.       Giáo viên:

–        Bảng phụ: Nội dung bảng trang 205, bảng ghi báo cáo của nhóm

– Nội dung phần hướng dẫn cho buổi tham quan thiên nhiên

2.       Học sinh:

–        Ôn tập kiến thức đã học về động vật

–        Nội dung tham quan thiên nhiên

–        Dụng cụ cá nhân

III.     KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.       Kĩ thuật:

–        Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.

2.       Phương pháp:

–        Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.

IV.     TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.       Kiểm tra (không)

2.       Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hình thức thể hiện. (10’)

–        GV thông qua hình thức thể hiện báo cáo thu hoạch:

–        Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát được, thảo luận toàn lớp và kết quả báo cáo của các nhóm

–        GV tổng kết – Rút kinh nghiệm

–        Giao bài tập về nhà cho HS làm

–        HS chú ý và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

–        Chú ý.         I. Hình thức thể hiện

 

– Chấm điểm cho những nhóm làm tốt: Về ý thức, kết quả.

*THGDMT+BĐKH: Giáo dục hs ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.          

Hoạt động 2. Tiến hành. (24’)

* GV: Treo nội dung bảng phụ, bảng trang 205.

–        Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét bổ sung

–        GV ghi nội dung báo cáo vào bảng trang 205        

–        Theo dõi và sửa chữa.

 

–        Báo cáo → NX, đánh giá, bổ sung.     II. Tiến hành.

(Theo bảng dưới đây)

a.       Những nội dung chung mà lớp thực hiện:

S T T Tên động vật quan sát thấy       Môi trường  Vị trí phân loại động thực vật

                   Ở

nước  Ở ven bờ     Ở đất Ở tán cây     Động vật không

xương sống (tên lớp hay nghành)       Động vật có xương sống (tên lớp)

                                                         

b.       Báo cáo những nội dung nhóm được phân công:

–                  Nhóm 1: Quan sát các hình thức di chuyển của động vật GV treo bảng phụ

 

Stt     Tên động vật        

Nơi sống     Bộ phận di chuyển

                             chi     cánh  vây    Bộ phận khác

 3.       Củng cố (8’)

–        GV chấm điểm cho những nhóm làm tốt, nhận xét các bài chưa hoàn thành tốt….

–        Tổng hợp lại toàn bộ nôi dung kiến thức đã học trong chương trình Sinh 7.

4.       Dặn dò (2’)

–        Học sinh ôn tập kiến thức cũ từ đầu năm.

–        Chuẩn bị kiến thức cho bài thi học kì II.

 

Leave a Comment