Giáo án bài Tham quan thiên nhiên thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 70 Tham quan thiên nhiên I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – Xác định được nơi sống, sự phân bố các nhóm động vật chính – …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

70 Tham quan thiên nhiên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Xác định được nơi sống, sự phân bố các nhóm động vật chính

– Quan sát đặc điểm hình thái để nhận biết đại diện của một số ngành động vật chính

– Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của động vật trong điều kiện sống cụ thể

     2. Năng lực

                                Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

– Nội dung phần hướng dẫn cho buổi tham quan thiên nhiên 

– Dụng cụ đào đất, kẹp ép tiêu bản, panh, kính lúp

2. Học sinh:

– Ôn tập kiến thức đã học về động vật

– Dụng  cụ cá nhân

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra (không)

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS      NỘI DUNG

Hoạt động 1: Quan sát động vật phâm bố theo môi trường. (17’)

Hình thức: Các nhóm quan sát ở khu vực đã phân công và công việc yêu cầu.

1/ Quan sát, ghi chép những động vật sống ở khu vực đã tham quan

 

2/ Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường

động vật có các cách di chuyển bằng bộ phận nào?

Ví dụ: Bướm bay bằng cánh, trâu trấu nhẩy bằng chân, cá bơi bằng vây

3/ Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật

Quan sát các loại động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào?

ví dụ : ăn lá. ăn hạt. ăn động vật nhỏ, hút mật

4/ Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật

Tìm xem có động vật nào có ích hoặc gây hại cho thực vật.

Ví dụ : Ong hút mật thụ phấn cho hoa, sâu ăn lá dẫn đến cây chết…

5/ Quan sát hiện tượng nghuỵ trang của động vật

Có những hiện tượng sau: Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất

Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá

Cuộn tròn giống hòn đá

6/ Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên

Từng môi trường có thành phần loài như thế nào?

Trong môi trường số lượng cá thể như thế nào?

Loài động vật nào không có trong môi trường đó?

*THGDMT+BĐKH: Giáo dục HS ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ và phát triển thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.               

 

– Các thành viên trong nhóm quan sát độc lập, ghi tên động vật quan sát được. Tìm hiểu các đặc điểm của chúng. Tự phân chia chúng vào các ngành động vật đã học

Trong từng môi trường có những động vật nào, số lượng cá thể nhiều hay ít? Ví dụ cành cây có nhiều sâu bướm.

 

– Trả lời → NXBS.

 

– Trả lời.                I. Quan sát động vật phâm bố theo môi trường

 

1. Quan sát, ghi chép những động vật sống ở khu vực đã tham quan

 

2. Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường

 

3. Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật

 

4. Quan sát mối quan hệ động vật và thực vật

 

5. Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật

Có những hiện tượng sau: Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất

6. Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên

 

Hoạt động 2: Quan sát nội dung tự chọn. (17’)

* GV phân nhóm và yêu cầu:

– Nhóm 1: Quan sát các hình thức di chuyển của động vật

+ Tìm xem ở khu vực tham quan có những động vật nào hình thức di chuyển của chúng ra sao ?

– Nhóm 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa động vật với thực vật

+ Xem trong khu vực tham quan có những động vật nào sinh sống

+ Động vật đó có mối quan hệ như thế nào với thực vật

(Thực vật là nơi sinh sống của động vật, là thức ăn, là nơi sinh sản)

GV: Theo dõi, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của HS về cách phân loại, đặc điểm, hình thái.            

– Chia nhóm theo yêu cầu của GV.

 

– Thực hiện theo yêu cầu bài học.

 

– Yêu cầu giải đáp những thắc mắc.           II. Quan sát nội dung tự chọn.

 

– Nhóm 1: Quan sát các hình thức di chuyển của động vật.

 

– Nhóm 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa động vật với thực vật.

 

3. Củng cố: (8’)

– Cuối giờ yêu cầu các nhóm tập trung về lớp báo cáo nhận xét, sửa chữa.

4. Dặn dò: (2’)

– Về học bài theo nội dung SGK và tìm hiểu thêm các môi trường để chuẩn bị cho giờ học sau.

5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:

Leave a Comment